Về ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng: Quy định pháp luật và những rủi ro cần biết

Thông tư 61/2025/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/04/2025 giúp quy trình bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam đã được nâng cao về tính minh bạch và an toàn pháp lý. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tồn tại nếu các bên trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng không nắm chắc quy định. Hãy cùng LHLegal tìm hiểu các quy định cơ bản liên quan đến bảo lãnh ngân hàng và một số rủi ro pháp lý thường gặp trong các giao dịch bảo lãnh ngân hàng.

Doanh nghiệp cần lưu ý những gì trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại?

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khuyến mại là một trong những công cụ marketing quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, để thực hiện khuyến mại đúng pháp luật và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây của LHLegal sẽ phân tích chi tiết những lưu ý quan trọng trước khi triển khai chương trình khuyến mại theo đúng các quy định của pháp Luật giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro trong hoạt động này.

Một tài sản bảo đảm có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay tại các ngân hàng khác nhau không?

Trong thực tế hoạt động vay vốn, việc thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm là một trong những biện pháp phổ biến giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng tính minh bạch, an toàn cho khoản vay. Tuy nhiên, một câu hỏi pháp lý thường đặt ra là: Liệu một tài sản bảo đảm có thể được sử dụng để bảo đảm cho nhiều khoản vay tại các ngân hàng khác nhau không? Đây là vấn đề có nhiều yếu tố pháp lý phức tạp liên quan đến nguyên tắc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, quyền định đoạt của chủ sở hữu và quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này dưới góc nhìn pháp lý.

Trình tự, thủ tục, quy trình ngân hàng thu hồi nợ thông qua hình thức đấu giá tài sản

Việc thu hồi nợ thông qua đấu giá tài sản là một trong những biện pháp quan trọng giúp ngân hàng xử lý nợ xấu, thu hồi vốn. Quy trình này phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, bao gồm ngân hàng, người vay và người mua tài sản đấu giá. Bài viết này sẽ phân tích trình tự, thủ tục và các bước ngân hàng cần thực hiện khi thu hồi nợ thông qua đấu giá, giúp doanh nghiệp và cá nhân nắm rõ quy trình để hạn chế tranh chấp và rủi ro pháp lý.

Quyền lợi của người bảo lãnh vay vốn khi tài sản bị bán đấu giá trái luật: Cách bảo vệ và xử lý tranh chấp

Trong quan hệ bảo lãnh, thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh, dẫn tới hậu quả bên bảo lãnh phải dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Như vậy, khi ngân hàng - bên nhận bảo lãnh thực hiện bán đấu giá tài sản thì tài sản đang được đấu giá thuộc sở hữu của bên bảo lãnh. Điều này đặt ra vấn đề cần phân tích là: Nếu như thủ tụcđấu giá không đảm bảo đúng quy định của pháp luật thì quyền lợi của người bảo lãnh vay vốn được bảo vệ như thế nào và tranh chấp được xử lý ra sao. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng LHLegal tìm hiểu những vấn đề pháp lý nêu trên!

Phân tích và bình luận Bản án số 06/2023/KDTM-PT về tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm

Trong hoạt động tín dụng, tranh chấp liên quan đến hợp đồng vay vốn và hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm là một trong những vấn đề pháp lý phức tạp, thường xuyên phát sinh giữa ngân hàng và khách hàng vay. Bản án số 06/2023/KDTM-PT của Tòa án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn là một trường hợp điển hình, phản ánh rõ những rủi ro pháp lý mà cả bên cho vay và bên vay có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng. Việc phân tích bản án không chỉ giúp làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm mà còn đưa ra những bài học quan trọng cho ngân hàng và doanh nghiệp trong việc xây dựng, thực hiện hợp đồng tín dụng một cách an toàn, đúng quy định pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước cam kết bơm thanh khoản, hỗ trợ giảm lãi suất bất chấp áp lực tỷ giá từ chính sách thuế của Mỹ

Trước áp lực tỷ giá gia tăng do chính sách thuế quan mới từ phía Hoa Kỳ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng hệ thống tổ chức tín dụng, bơm thanh khoản kịp thời và giữ ổn định lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm lãi suất cho vay.

Lãi suất huy động bị "ghìm cương", ngân hàng tìm cách xoay xở vốn

Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước theo đuổi chính sách hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc nâng lãi suất huy động nhằm thu hút dòng tiền gửi. Do đó, họ đang chuyển hướng sang các kênh huy động vốn khác, đặc biệt là phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Bộ Công an phản hồi về đề xuất ngân hàng được thu giữ tài sản bảo đảm

Bộ Công an đề nghị Ngân hàng Nhà nước đề xuất luật hóa quy định về trình tự, thủ tục đặc biệt yêu cầu tòa án giải quyết trong trường hợp người đang giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản cho bên nhận bảo đảm.

Nguy cơ và giải pháp tuân thủ quyết định phong tỏa tài khoản từ phía ngân hàng

Trong quá trình thi hành án hoặc giải quyết tranh chấp, việc phong tỏa tài khoản là một biện pháp cấp thiết nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản. Tuy nhiên, nếu ngân hàng – với vai trò là đơn vị trung gian tài chính – không kịp thời thực hiện hoặc lơ là trong khâu tiếp nhận và xử lý quyết định phong tỏa, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ chỉ ra những nguy cơ cụ thể mà ngân hàng có thể đối mặt, đồng thời đề xuất các giải pháp giúp tuân thủ đúng quy định và bảo vệ uy tín pháp lý của mình.

Trách nhiệm của Ngân hàng khi không tuân thủ quyết định phong tỏa dẫn đến tẩu tán tài sản

Phong tỏa tài khoản ngân hàng là một trong số những cách thức quan trọng được sử dụng để phòng ngừa việc tẩu tán tài sản trong giải quyết các vụ án hình sự, vụ án dân sự. Để thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản (PTTK) thì vai trò, trách nhiệm của ngân hàng nơi chủ thể bị yêu cầu mở tài khoản là vô cùng quan trọng. Bởi nếu ngân hàng không tuân thủ quyết định phong tỏa thì các chủ thể tẩu tán tài sản và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên liên quan. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, LHLegal sẽ phân tích trách nhiệm của Ngân hàng trong trường hợp không tuân thủ quyết định phong tỏa tài khoản.

Tranh chấp Hợp đồng bảo đảm khi tài sản bảo đảm bị tranh chấp - Ngân hàng cần làm gì?

Trong giao dịch tín dụng, hợp đồng bảo đảm là một công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, khi tài sản bảo đảm gặp phải tranh chấp, ngân hàng sẽ đối diện với nhiều vấn đề pháp lý và cần thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Trong bài viết này, LHLegal sẽ phân tích nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tài sản bảo đảm và các bước ngân hàng cần thực hiện khi gặp phải tình huống này.

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí