Thực tiễn hành nghề xác định tội cho vay lãi nặng

Xem thêm bài viết liên quan:

>>>THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI QUA HÀNH VI THỰC HIỆN TỘI PHẠM

>>>GIAO CẤU VỚI TRẺ DƯỚI 13 TUỔI - LỖI HOÀN TOÀN THUỘC VỀ NGƯỜI PHẠM TỘI?

>>>NHẬP NHẰNG XÁC ĐỊNH TỘI DANH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Quy định của pháp luật

Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:

  1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

  2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ về lãi suất vay do các bên thoả thuận, theo đó lãi suất mà hai bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm (hoặc không vượt quá 1,666%/tháng) của khoản tiền vay, mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Thế nhưng trên thực tế, vẫn xảy ra nhiều trường hợp vay mà không thông qua hệ thống ngân hàng hay cũng không được cấp phép và chịu bất kỳ sự quản lý của tổ chức tài chính nào mà chỉ đơn giản là cho vay tự phát và người cho vay nắm bắt tâm lý khát vốn của người vay mà đưa ra mức lãi suất cao gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự thì đây được xem là hành vi cho vay nặng lãi.

Như vậy có thể hiểu tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS (20%/năm) của một người hoặc một nhóm người có năng lực trách nhiệm hình sự, được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp vì mục đích hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác mà xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.

Thực tiễn hành nghề xử lý Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Trong quá trình hành nghề tôi đã gặp và xử lý nhiều vụ án với tội danh trên.

Năm 2019,  anh A và anh B là bạn bè nhiều năm với nhau, anh B vay anh A 260 triệu đồng, hai bên thỏa thuận trả lãi hàng tháng là 10%/tháng. Sau đó anh B cũng trả lãi cho anh A qua ngân hàng theo từng tháng. Khoảng đến năm 2021 anh B không trả lãi và vốn cho anh A, sau đó anh B làm đơn tố cáo lên công an để trình báo việc anh A cho vay lãi nặng. Tính đến thời điểm lần cuối anh B chuyển trả tiền lãi cho anh A tổng cộng là 158.000.000 đồng.

Căn cứ theo quy định pháp luật đã được đề cập ở đầu bài viết thì việc A và B thỏa thuận lãi vay 10%/tháng (gấp 6 lần mức lãi suất cao nhất mà BLDS 2015 quy định) đã có dấu hiệu của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra xác định anh A cho vay 260.000.0000 đồng, thu tiền lãi 158.000.000 đồng với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự.

Số tiền lãi đúng quy định pháp luật là 20% tiền gốc, tương ứng 52.000.000 đồng.

Số tiền thu lợi bất chính được xác định là số tiền lãi đã thu vượt quá tiền lãi theo quy định tại Bộ luật dân sự: 158.000.000 - 52.000.000 = 106.000.000 đồng. 

Như vậy, anh A đã phạm tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Vì số tiền thu lợi bất chính trên 100.000.000 đồng, thì anh A sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, đồng thời còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tại Nghị quyết 01/NQ-HĐTP cũng quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự cụ thể:

Xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoạt động dưới hình thức băng, ổ nhóm thì xem xét áp dụng hình phạt tù là hình phạt chính.

Trường hợp hình phạt chính được áp dụng không phải hình phạt tiền thì phải xem xét áp dụng nghiêm khắc hình phạt bổ sung là hình phạt tiền.

Trong vụ án hình sự, người cho vay bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo Điều 201 BLHS thì người vay tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nghị quyết cũng quy định chi tiết về việc xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm như tịch thu sung công quỹ nhà nước với khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay hay tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.

Ngoài ra, phải trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.

Như vậy trong vụ việc thực tế trên thì  anh A phải nộp lại số tiền khoảng 52.000.000 đồng (tiền lãi theo quy định tại Bộ luật dân sự) sung quỹ nhà nước đồng thời trả lại cho anh B số tiền là 106.000.000000 đồng (tiền lãi vượt quá quy định) mà anh A đã thu của anh B.

Ngoài ra, anh B phải nộp sung quỹ nhà nước số tiền 260.000.000 đồng là số tiền mà anh B đã vay của anh A.

Như vậy, theo quy định mới thì người cho vay sẽ bị mất số tiền gốc đã cho vay, đồng thời phải trả lại toàn bộ phần tiền lãi đã thu được từ người vay và phải nộp sung công quỹ nhà nước tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự. Như vậy, anh A không thể đòi lại số tiền gốc 260 triệu đồng mà anh B chưa trả mà số tiền này sẽ bị tịch thu vào ngân sách nhà nước, anh A còn phải nộp lại số tiền đã thu lãi từ người vay, đồng thời còn bị khởi tố hình sự về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định tại điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Một số vướng mắc và thực tế khi xử lý Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Các quy định của tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự cơ bản đã hoàn thiện về mặt pháp lý tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Cụ thể:

Một là, Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 201 của BLHS và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự đã quy định: Thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của BLDS và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay. Tuy nhiên  lại không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể các khoản thu trái pháp luật là những khoản thu nào.

Ví dụ với những đối tượng hiểu luật cho vay nặng lãi thì các đối tượng này vẫn tuân thủ quy định của pháp luật về lãi suất cho vay tuy nhiên lại thỏa thuận thêm với người vay những khoản phạt, những khoản trả chậm lãi phạt có thể lên đến 20% thì luật sẽ xử lý ra sao, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cho vay nặng lãi không. Bởi nguyên tắc bất di bất dịch trong giao dịch dân sự là sự thỏa thuận và sự thỏa thuận này đi đến thống nhất đôi bên thì đâu có gọi là trái luật.

Hai là, việc vay tài sản trong thực tế hiện nay ngoài vay tiền thì còn có thể vay vàng, bạc,... và các tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên, lãi suất cho vay được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 làm căn cứ tính lãi nặng mới chỉ quy định lãi suất đối với tài sản cho vay là tiền mà chưa quy định lãi suất cho vay đối với tài sản là vàng, bạc, đá quý và các tài sản có giá trị khác dẫn đến khó khăn khi giải quyết các vụ án hình sự về tội "Cho vay lãi nặng" cũng như là bỏ lọt tội phạm.

Ba là, hiện nay không chỉ có cá nhân cho vay nặng lãi mà có nhiều tổ chức cũng núp bóng công ty tài chính thực hiện hoạt động cho vay nặng lãi. Bằng chứng là rất nhiều công ty tài chính như Fe credit, HD Saison,... bị người dân tố cáo là lãi suất rất cao, lừa đảo,... tuy nhiên Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 lại có quy định pháp nhân thương mại không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" điều này gây bất cập và các giao dịch cho vay nặng lãi của pháp nhân vẫn còn diễn ra mà chưa bị xử lý triệt để.

Có thể nói hành vi cho vay nặng lãi hay còn gọi là tín dụng đen gây hệ luỵ nguy hiểm cho xã hội. Không chỉ làm mất cân bằng nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến nhiều người liên quan khác xung quanh cả người vay và người cho vay. Người đi vay thông thường gặp quá nhiều khó khăn và cần tiền nhanh nên họ thường khó nhận biết hậu quả, khi đến hạn trả lãi họ với “vỡ lẽ” rằng đây là một khoản vay khó có thể trả được. Ngược lại với những người cho vay nếu không phải là tổ chức “tín dụng đen" chuyên nghiệp hay hiểu luật chặt chẽ thì thông qua các thỏa thuận mức lãi suất mà đôi bên cho rằng hợp lý nhưng cũng không biết là điều này vi phạm pháp luật và số tiền cho vay có thể bị mất đồng thời còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cuối cùng, Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự là loại tội gây nhiều hệ luỵ và với tình trạng phạm tội ngày càng tinh vi, các đối tượng sẽ tìm nhiều thủ đoạn để không bị xử lý thế nhưng lại thuộc nhóm tội phạm ít nghiêm trọng với mức xử lý còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe của nhà nước đối với loại tội này.

Trên đây là những phân tích cũng như thực tiễn hành nghề mà Luật sư Nguyễn Thị Trúc chia sẻ về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người nâng cao nhận thức và cảnh giác hơn với hoạt động cho vay lãi nặng. Dù có đang trong tình cảnh túng thiếu, hay cần tiền nghiêm trọng thì cũng phải hiểu được quy định của pháp luật như thế nào để tránh xa các hoạt động cho vay nặng lãi này.

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì thắc mắc liên quan tới pháp luật, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật TNHH LHLegal để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự giỏi hỗ trợ nhằm giúp bạn phòng tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích cho bạn. 

Tìm Luật sư tư vấn hình sự tham gia bào chữa và bảo vệ giỏi ở đâu?

Công ty Luật TNHH LHLegal chuyên tư vấn lĩnh vực hình sự tại Thành Phố Hồ Chí Minh với đội ngũ Luật sư tư vấn hình sự giỏi và có kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực pháp luật hình sự, chuyên cung cấp các dịch vụ Luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa các vụ án hình sự cam kết bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đưa ra những cách xử lý triệt để nhất nhằm giảm nhẹ hình phạt.

Nếu bạn đang tìm luật sư bào chữa và bảo vệ giỏi giúp bạn giảm nhẹ hình phạt hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của bạn hãy liên hệ qua tổng đài 1900 2929 01 Luật sư tư vấn hình sự giỏi của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Công ty chúng tôi tự hào khi có đội ngũ luật sư chuyên lĩnh vực hình sự sáng suốt, tận tâm, có trình độ chuyên môn cao. Luật sư LHLegal sẽ trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý, tranh tụng, bào chữa, biện hộ tại tòa án. Không chỉ trong khu vực TP.HCM mà còn lan rộng trên khắp cả nước. chúng tôi LUÔN LẮNG NGHE KHÁCH HÀNG từ đó, vận dụng những thế mạnh của mình để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ pháp lý chất lượng và hợp lý nhất.

Công ty Luật TNHH LHLegal - Luật sư tư vấn pháp luật hình sự giỏi tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa, bảo vệ. Các Luật sư, cố vấn pháp lý của LHLegal đã từng tham gia giải quyết nhiều vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng như:

Vụ án phạm tội tàng trữ ma túy

Vụ án về các tội xâm phạm về chức vụ.

Vụ án giết người xuất phát từ mâu thuẫn tình yêu nam nữ

Vụ án giết người xuất phát từ mẫu thuẫn tình cảm vợ chồng

Vụ án giết người do người Trung Quốc phạm tội xuất phát từ mâu thuẫn trong công việc

Vụ án làm giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất

Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty đa quốc gia

Vụ án lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng nước ngoài

Vụ án xâm phạm quản lý kinh tế của nhà nước xảy ra tại Ngân hàng trong nước

Vụ án liên quan tội phạm công nghệ cao

Với đội ngũ luật sư và cố vấn pháp luật có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình hành nghề chúng tôi cam kết sẽ bảo đảm tối đa quyền lợi và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho khách hàng. LHLegal - Luật sư tư vấn hình sự giỏi luôn đặt chữ tâm của nghề lên hàng đầu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý. 

Nếu quý khách đang cần tìm luật sư hình sự giỏi đừng ngần ngại hãy liên hệ 1900 2929 01 đội ngũ luật sư bào chữa và bảo vệ giỏi hỗ trợ quý khách.

Ngoài việc cung cấp dịch vụ tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại thì chúng tôi còn cung cấp dịch vụ luật sư chuyên hình sự uy tín tư vấn pháp luật hình sự trực tiếp tại văn phòng/ trụ sở Công ty Luật TNHH LHLegal.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí