Quy định pháp luật về xử lý nợ xấu theo Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp và Luật Các tổ chức tín dụng

>>> Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện? Nên làm gì khi nợ quá hạn ngân hàng?

>>> Nợ quá hạn bao lâu thì bị phát mại tài sản? Trình tự phát tự phát mại tài sản của ngân hàng

Nợ xấu là gì? Tiêu chí xác định nợ xấu theo pháp luật

Trước khi tìm hiểu cách thức, biện pháp xử lý nợ xấu để giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro cho tổ chức tín dụng thì cần phải hiểu nợ xấu là gì và các tiêu chí xác định nợ xấu theo pháp luật. Hãy cùng LHLegal điểm qua các quy định của pháp luật về vấn đề này nhé! 

Khái niệm nợ xấu theo quy định pháp luật

Quy định của pháp luật tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 31/2024/TT-NHNN  11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu rõ:

“Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.”

Việc phân loại nợ xấu thành các nhóm 3,4 và 5 được quy định cụ thể tại Điều 10, Điều 11 Thông tư số 31/2024/TT-NHNN theo phương pháp định tính và định lượng. Khi phân tích các nhóm nợ xấu này, ta sẽ thấy một vài điểm chung đây là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bên vay không đủ khả năng trả lãi và gốc, tùy khả năng thu hồi nợ của tổ chức tín dụng mà được xếp vào các nhóm khác nhau thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định của pháp luật.

Nói tóm lại, nợ xấu được hiểu một cách đơn giản là khoản nợ khó đòi khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả tiền mặc dù đã quá thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng, trong lĩnh vực ngân hàng thì nợ xấu thường được hiểu là các khoản vay quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc các khoản vay được đánh giá là có khả năng mất vốn do bên vay không đủ khả năng trả nợ.

Phân loại nợ xấu theo quy định pháp luật về Ngân hàng

Phân loại nợ xấu là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên liên quan gồm tổ chức tín dụng, chủ thể là bên vay cũng như cơ chế do Nhà nước quy định để xử lý nợ xấu là khác nhau đối với từng nhóm nợ xấu. Chính vì tầm quan trọng của việc phân loại nợ xấu nên quy định của pháp luật ngân hàng, theo đó Thông tư số 31/2024/TT-NHNN quy định rất chi tiết việc phân loại nợ xấu theo 02 phương pháp chính: định tính và định lượng. 

Theo phương pháp định lượng, căn cứ Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định nợ xấu được xếp vào 03 nhóm gồm:

  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ xấu thuộc nhóm này là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ được liệt kê như: Khoản nợ gia hạn lần đầu còn trong hạn, khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận… Đây được xem là nhóm nợ xấu còn khả năng thu hồi vốn và là mức độ nợ xấu “nhẹ” nhất.

  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, nợ xấu được xếp vào nhóm này là khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và các khoản nợ được liệt kê như: Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày, khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được…. Đây được xem là nhóm nợ xấu thuộc diện bị nghi ngờ sẽ không thể thu hồi vốn cho vay và là mức độ nợ xấu “trung bình”

  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, nợ xấu được xếp vào nhóm này là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ được liệt kê như: Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai… Đây được xem là nhóm nợ xấu thuộc diện có khả năng tổ chức tín dụng sẽ mất vốn, không thể thu hồi được khoản vốn đã giải ngân theo hợp đồng tín dụng, đây cũng chính là mức độ nợ xấu cao nhất. Khi có nợ xấu thuộc nhóm này, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng được dự đoán là vô cùng khó khăn. 

Nợ có khả năng mất vốn nợ xấu là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

Theo phương pháp định tính, căn cứ Điều 11 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định nợ xấu được xếp vào 03 nhóm gồm:

  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bao gồm các khoản nợ và cam kết ngoại bảng mà ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có nguy cơ tổn thất.

  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Gồm các khoản nợ và cam kết ngoại bảng được đánh giá có khả năng tổn thất cao, với mức độ khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Bao gồm các khoản nợ và cam kết ngoại bảng được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có nguy cơ mất vốn.

Cơ chế xử lý nợ xấu theo Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng

Cơ chế xử lý nợ xấu chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành chi tiết. Hãy cùng LHLegal phân tích nhé!

Xử lý nợ xấu theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) - Quyền và nghĩa vụ của các bên

Hợp đồng tín dụng về bản chất pháp lý là một hợp đồng dân sự, vì vậy mà các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng cũng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự (BLDS). Tuy nhiên, BLDS là luật chung, không có một quy trình riêng biệt để xử lý nợ xấu, việc xử lý nợ xấu theo BLDS được xác định dựa trên những quy định chung về hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và các quy định liên quan đến tài sản đảm bảo trong hợp đồng tín dụng. Đó là các quy định tại mục 4 chương XVI về Hợp đồng vay tài sản và các quy định về Hợp đồng tại tiểu mục 1 mục 7 Chương XV, các quy định về tài sản đảm bảo và hướng xử lý tài sản đảm bảo tại mục 3 Chương XV cùng với quy định tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sẽ được xem xét để áp dụng xử lý nợ xấu. Cụ thể:

Nợ xấu được hiểu là khoản nợ đã quá hạn mà chưa được bên vay thanh toán cho bên cho vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Như vậy, áp dụng quy định của BLDS sẽ xác định được hành vi không trả tiền đúng hạn theo HĐTD của bên vay là hành vi vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự vì đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên cho vay.

Quy định tại Điều 466 BLDS đã chỉ rõ nghĩa vụ của bên vay là:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn”

“5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Ngoài ra, tại mục 3 Chương XV của Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên cho vay có thể thỏa thuận để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của bên vay, theo đó bên cho vay có quyền được xử lý tài sản bảo đảm khi bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.

Như vậy, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, dẫn đến nợ xấu là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng và bên cho vay (tổ chức tín dụng) có thể xử lý nợ xấu theo quy định, trong đó bao gồm việc yêu cầu trả đủ nợ gốc, lãi phát sinh (lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi chậm trả) hoặc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Bên vay không trả tiền dẫn đến nợ xấu là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng

Biện pháp xử lý nợ xấu trong Luật Doanh nghiệp

Quy định của Luật Doanh nghiệp tuy không chỉ rõ cơ chế xử lý nợ xấu nhưng cũng có những quy định mang tính nền tảng, phục vụ hoạt động xử lý nợ xấu. Đó là các quy định về xử lý nợ của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể. Có thể thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về luật doanh nghiệp như: Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tuy không trực tiếp quy định cơ chế xử lý nợ xấu nhưng có quy định một cách chung nhất, cơ bản nhất về xử lý nợ xấu khi chủ thể vay là doanh nghiệp. Các biện pháp xử lý nợ xấu có thể là thanh lý tài sản của doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên và khi này, khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo sẽ được ưu tiên thanh toán trước theo Luật Phá sản hiện hành. 

Vai trò của Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành trong xử lý nợ xấu

Luật Các tổ chức tín dụng là văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong hoạt động xử lý nợ xấu. Bởi lẽ, việc xử lý nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng.

Vì vậy mà khung pháp lý chính để điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành (Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 về hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; Thông tư 31/2024/TT-NHNN về phân loại tài sản có trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ….).

Muốn tìm hiểu về phân loại nợ xấu, các biện pháp xử lý, trách nhiệm của ngân hàng và khách hàng thì phải nắm thật vững Luật Các tổ chức tín dụng. Đạo luật này dành hẳn một chương (Chương XII) để quy định về vấn đề liên quan đến nợ xấu bao gồm: mua, bán nợ xấu, thứ tự thanh toán ưu tiên…. Vì vậy, vai trò nền tảng của Luật Các tổ chức tín dụng trong xử lý nợ xấu được khẳng định rất rõ ràng. 

Các biện pháp thu hồi nợ xấu theo quy định pháp luật

Các biện pháp xử lý nợ xấu theo quy định pháp luật chính là vấn đề mà tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Hãy cùng LHLegal điểm qua một số những biện pháp chính yếu nhằm thu hồi nợ xấu sau đây:

Thỏa thuận và thương lượng với con nợ

Đây là biện pháp được đánh giá là dễ thực hiện và ít tốn kém công sức, chi phí nhất. Khi có khoản nợ đến hạn và đáp ứng tiêu chí để xác định là nợ xấu, tổ chức tín dụng cần thỏa thuận và thương lượng với con nợ trước tiên để tìm ra biện pháp có thể giải quyết được tình trạng nợ xấu.

Tuy nhiên, vì đây là biện pháp được thực hiện giữa hai bên, không có sự chứng kiến hay can thiệp từ bên thứ ba nên có thể sẽ không hiệu quả trong bối cảnh bên vay đã cố tình làm cho khoản nợ đến hạn trở thành khoản nợ xấu. Vì vậy, tuy thỏa thuận và thương lượng với con nợ là biện pháp đón đầu, thực hiện trước nhất nhưng về hiệu quả đem lại thì phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của con nợ. 

Khởi kiện đòi nợ qua Tòa án

Như đã phân tích, việc vi phạm nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng tín dụng được coi là hành vi vi phạm, vì vậy mà bên cho vay có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết cho mình. Thủ tục khởi kiện đòi nợ qua Tòa án được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Khi này, bên cho vay (tổ chức tín dụng) sẽ được xác định là bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm nên hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết bảo vệ quyền lợi cho mình.

Cưỡng chế thi hành án trong trường hợp con nợ không thanh toán

Về nguyên tắc, sau khi được Tòa án thụ lý giải quyết và ra phán quyết tuyên bố bên vay (tức bên có khoản nợ xấu) phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay (tổ chức tín dụng) thì bên vay phải thực hiện. Tuy nhiên, không phải lúc nào bên vay cũng tự giác thực hiện phán quyết của Tòa án, do đó trong giai đoạn thi hành án (sau tố tụng tại Tòa án) pháp luật quy định. Cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án trong trường hợp con nợ không thanh toán theo bản án/quyết định có hiệu lực. Như vậy, hoàn toàn có thể cưỡng chế thi hành đối với bên vay theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự.

Cơ an thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án nếu bên vay không thanh toán

Những lưu ý pháp lý quan trọng khi xử lý nợ xấu

Rủi ro pháp lý khi thu hồi nợ xấu

Tuy các biện pháp thu hồi nợ xấu đã được liệt kê cụ thể nhưng rủi ro pháp lý khi thu hồi nợ xấu là không thể tránh khỏi. Các chủ thể khi xử lý nợ xấu cần lưu ý đến những rủi ro này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của mình, tránh những tranh chấp hay kiện tụng không đáng có. Rủi ro pháp lý khi thu hồi nợ xấu có thể là: 

Khi tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu, không tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật liên quan, dẫn đến việc xử lý nợ xấu không đúng quy trình và phát sinh một số rủi ro pháp lý như: rủi ro từ việc xử lý tài sản đảm bảo, rủi ro do quy trình tố tụng kéo dài, rủi ro liên quan đến xử lý phá sản đối với doanh nghiệp, rủi ro khi quy định của pháp luật chưa đồng bộ, các vấn đề về đạo đức và pháp lý khi thu hồi nợ xấu hay đặc biệt hơn là rủi ro lớn với khoản vay không có tài sản đảm bảo….

Hàng loạt rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng khi xử lý nợ xấu, xuất phát từ bản chất của khoản nợ xấu rất phức tạp, khó thu hồi. Vì vậy, khi xử lý nợ xấu, tổ chức tín dụng cần lưu ý các rủi ro pháp lý như trên để có thể thu hồi tối đa khoản nợ xấu bao gồm cả tiền vốn, lãi, phạt hay bồi thường thiệt hại…

Kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Nợ xấu là một vấn đề lớn trong hệ thống tài chính Việt Nam, đặc biệt sau các cuộc khủng hoảng kinh tế và giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng. Trong thực tiễn xử lý nợ xấu tại Việt Nam, một số kinh nghiệm được truyền tải gồm:

  • Tăng cường mua, bán nợ xấu trên thị trường vốn bằng cách tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), các công ty quản lý nợ hoặc các nhà đầu tư tư nhân.

  • Ngân hàng chủ động, kịp thời tái cơ cấu nợ bằng cách gia hạn, cơ cấu lại các khoản nợ hoặc chuyển các khoản nợ thành cổ phần, giúp ngân hàng trở thành cổ đông của doanh nghiệp (khi con nợ là doanh nghiệp) và cùng tái cơ cấu, hoạt động. 

  • Phát triển các công nghệ hiện đại vào quản lý nợ xấu, đó là ứng dụng Big Data, AI, kết nối với CIC - Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia để đánh giá, thẩm định chủ thể để cấp tín dụng, tài sản bảo đảm tránh đến mức tối đa việc phải xử lý nợ xấu. 

  • Đảm bảo quy trình thẩm định hồ sơ pháp lý của bên vay trước khi cấp tín dụng diễn ra chặt chẽ, hạn chế rủi ro bên vay không có khả năng trả nợ, khó xử lý tài sản bảo đảm.

Dịch vụ tư vấn xử lý nợ xấu tại LHLegal

Với nhiều năm kinh nghiệm về dịch vụ tư vấn xử lý nợ xấu, LHLegal tự tin là doanh nghiệp hàng đầu, chuyên gia pháp lý trong xử lý nợ xấu cho doanh nghiệp và tổ chức tín dụng. Việc doanh nghiệp và tổ chức tín dụng lựa chọn LHLegal để đồng hành trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý trong xử lý nợ xấu và đạt được hiệu quả cao nhất cho hoạt động của mình.

Một ví dụ điển hình cho sự thành công của chúng tôi là vụ việc: LHLegal hỗ trợ Sacombank giải quyết nợ xấu quy mô lớn, đấu giá thành công hơn 1.500 tỷ đồng

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí