Bên bán có được quyền giữ lại hàng hóa nếu khách hàng không thanh toán hay không?

>>> Bên bán có quyền đòi lãi do bên mua chậm trả nợ không?

>>> Làm cách nào để đòi nợ bên mua hàng

Bên bán có được quyền cầm giữ hàng hóa để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng không?

Điều 346 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Để củng cố quy định trên, tại Điều 239 Luật Thương mại 2005 cũng nêu rõ về quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa cụ thể như sau:

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.

  • Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

  • Trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó.

  • Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu.

  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan; nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.

Dịch vụ logistics được dùng số tiền thu được để thanh toán các khoản khách hàng nợ

Trách nhiệm của bên bán khi thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá của bên mua

Từ những quy định trên thì có thể hiểu, pháp luật cho phép thương nhân (bên bán) được quyền cầm giữ hàng hóa nhưng phải đáp ứng điều kiện là cầm giữ với mục đích để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng. Đồng thời căn cứ theo Điều 240 Luật thương mại 2005 khi cầm giữ hàng hóa thì bên bán cũng phải có những trách nhiệm sau:

  • Bảo quản hàng hóa, giữ gìn hàng hóa;

  • Không được sử dụng hàng hóa nếu không được bên có hàng hóa bị cầm giữ đồng ý;

  • Trả lại hàng hóa khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hóa quy định tại Điều 239 của Luật thương mại năm 2005;

  • Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hóa bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa cầm giữ.

Ngoài ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 239 Luật Thương mại 2005, sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì bên bán có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ có quyền định đoạt hàng hóa ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.

Nếu hàng hóa bị hư hỏng, thương nhân kinh doanh dịch vụ có quyền định đoạt hàng hóa

Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hóa do khách hàng chịu ().

Tại khoản 5 Điều 239 Luật Thương mại 2005 cũng quy định bên bán được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan;

Nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng. Kể từ thời điểm đó, bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.

Cuối cùng, Bên mua nếu chưa thanh toán được tiền hàng thì phải có thỏa thuận chậm trả với bên bán theo Khoản 1 Điều 453 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”;

Do đó nếu bên mua không thực hiện đúng theo hợp đồng mua bán hàng hóa mà không có thỏa thuận khác với bên bán thì bên bán có quyền giữ và định đoạt hàng hóa. Nếu xảy ra thiệt hại thì bên bán hàng có quyền yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về câu hỏi: “Bên bán có được quyền giữ lại hàng hóa nếu khách hàng không thanh toán hay không?” Hy vọng bài viết hữu ích đến bạn đọc. Liên hệ ngay tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá LH Legal nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất của mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí