Hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp văn minh, hiện đại, có nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp khi tham gia giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phán quyết trọng tài khi tuyên vi phạm những nguyên tắc cơ bản và quy định của pháp luật. Vậy nếu gặp trường hợp trên có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được không? Trình tự, thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này. 

Phán quyết trọng tài là gì? 

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: 

“Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.” 

Theo đó, Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp theo hình thức tố tụng trọng tài. 

Thời hạn và quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài 

Quyền yêu cầu hủy phán quyết Trọng tài được quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài Thương mại 2010: 

“1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. 

Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.” 

Một bên có quyền làm đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài nếu có đủ căn cứ chứng minh

Như vậy, trừ trường hợp vì sự kiện bất khả kháng, một bên trong vụ tranh chấp có quyền làm đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài. 

Thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài 

Căn cứ khoản 3 Điều 414 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: 

“Điều 414. Những việc dân sự liên quan đến hoạt động Trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 

… 

3. Hủy phán quyết trọng tài.” 

Theo đó, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. 

Căn cứ điểm g khoản 2, 3 Điều 7 Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về xác định Tòa án có thẩm quyền như sau: 

“Điều 7. Xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài 

1. Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn. 

2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau: 

… 

g) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. 

3. Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.” 

Như vậy, Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết Trọng tài là Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài. 

Tòa án cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài

Căn cứ hủy phán quyết trọng tài 

Căn cứ hủy phán quyết Trọng tài quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại 2010 bao gồm:  

  1. Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; 

  1. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; 

  1. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; 

  1. Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài; 

  1. Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. 

Thủ tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài 

Căn cứ Điều 71 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thủ tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thực hiện bao gồm các bước như sau: 

Bước 1: Tòa án ra thông báo 

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. 

Bước 2: Phân công Hội đồng xét đơn 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Toà án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án. 

Bước 3: Mở phiên họp 

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu. 

Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên, nếu có, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

Hội đồng xét đơn yêu cầu phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được chỉ định

Bước 4: Xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài 

Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định tại Điều 68 của Luật Trọng tài thương mại 2010 ở phần 4 trên và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. 

Bước 5: Hội đồng xét đơn ra quyết định 

Tạm đình chỉ 

Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn yêu cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài. Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Trường hợp Hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. 

Đình chỉ 

Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. 

Ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận hủy phán quyết trọng tài 

Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. 

Hội đồng sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận hủy phán quyết trọng tài

Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát, Hội đồng xét đơn nếu xét thấy phán quyết bị yêu cầu hủy thuộc một trong các trường hợp có căn cứ hủy nêu trên tại phần 2 thì Hội đồng xét đơn ra quyết định hủy phán quyết trọng tài. 

Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành. 

Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. 

Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Rất mong bài viết sẽ hữu ích với Quý Bạn đọc. 

Luật sư giỏi chuyên về yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thương mại 

Đội ngũ Luật sư giỏi kinh doanh thương mại của LHLegal có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tại. Chúng tôi có đội ngũ luật sư và cộng sự dày dặn kinh nghiệm chắc chắn sẽ mang đến cho doanh nghiệp của bạn những giải pháp toàn diện nhất.

Nhờ kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng, LHLegal luôn xem xét, đánh giá tất cả sự việc qua nhiều khía cạnh để hạn chế các rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bạn một cách tốt nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí