Vì sao phải có chó nghiệp vụ khi đi khám xét? Chó nghiệp vụ có vai trò gì?

Trong chiến tranh, chó nghiệp vụ đóng vai trò rất quan trọng, chó là những chiến binh giúp chiến sĩ và trung thành trên chiến trường. Trong thời bình chó nghiệp vụ cũng được huấn luyện để trở thành công cụ hỗ trợ, phương tiện hỗ trợ tìm kiếm chứng cứ,… trong tố tụng hình sự. Vậy nên trong lúc khám xét chỗ ở trong tình trạng khẩn cấp chúng ta vẫn bắt gặp lực lượng chức năng xuất hiện cùng chó nghiệp vụ.

Chó nghiệp được huấn luyện để trở thành công cụ hỗ trợ tìm kiếm chứng cứ trong tố tụng hình sự

Căn cứ để thực hiện tiến hành hoạt động khám xét 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: 

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử 

1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. 

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.” 

Như vậy, hoạt động khám xét là một những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự tác động đến quyền của công dân, do đó chỉ được thực hiện khám xét khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định.  

Vì sao phải có chó nghiệp vụ khi đi khám xét? Chó nghiệp vụ có vai trò gì? 

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 3927/QĐ-TCHQ 2015 quy định về chó nghiệp vụ như sau:

“Chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ của lực lượng Hải quan được tuyển chọn, huấn luyện để có khả năng phát hiện các chất ma túy, chất nổ, tiền hoặc tiền giả hoặc các sản phẩm, hàng hóa khác mà theo pháp luật bị cấm mua bán, vận chuyển.” 

Thêm vào đó căn cứ Mục VI Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 16/2018/TT-BCA, thì chó nghiệp vụ là động vật nghiệp vụ được quy định trong danh mục công cụ hỗ trợ.  

Từ các quy định trên, có thể hiểu đơn giản chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ lực lượng chức năng truy tìm chứng cứ phạm tội như: chất ma túy, chất nổ, tiền hoặc tiền giả hoặc các sản phẩm, hàng hóa khác mà theo pháp luật bị cấm mua bán, vận chuyển, các giấy tờ tài liệu liên quan hay truy tìm tội phạm trong trường hợp tội phạm đang lẩn trốn.

Chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ lực lượng chức năng tìm ra chứng cứ phạm tội

Theo đó, vì chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ nên Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có quy định Người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây: 

“b, Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; 

c, Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; 

d, Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy; 

đ, Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.” 

Những quy định trên cũng chính là mục đích để mang chó nghiệp vụ theo khi khám xét. Và chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ, phương tiện hỗ trợ tìm kiếm chứng cứ để tiến hành khởi tố. 

Những trường hợp được sử dụng chó nghiệp vụ 

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2018/TT-BCA quy định về việc sử dụng chó nghiệp vụ như sau: 

“Điều 10. Sử dụng động vật nghiệp vụ 

Động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy, bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phù hợp theo các trường hợp quy định tại Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ sau: 

1. Hỗ trợ tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn trật tự công cộng, bảo vệ phiên tòa, thi hành án, tìm xác người, vật chứng, giám biệt mùi hơi người, phát hiện các chất ma túy, vật liệu nổ. 

2. Hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác.” 

Theo quy định trên, thì chó nghiệp vụ có vai trò như sau: 

Sử dụng để thi hành công vụ 

  • Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy, bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ 

  • Hỗ trợ tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn trật tự công cộng, bảo vệ phiên tòa, thi hành án, tìm xác người, vật chứng, giám biệt mùi hơi người, phát hiện các chất ma túy, vật liệu nổ. 

  • Hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác của ngành hải quan hoặc các lực lượng của Bộ công an, Bộ quốc phòng.

Chó nghiệp vụ được sử dụng để hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác

Trường hợp sử dụng chó nghiệp vụ theo thủ tục hành chính, tố tụng hình sự

Căn cứ theo Điều 10 Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015 như sau: 

“Điều 10. Quy trình sử dụng chó nghiệp vụ 

Trường hợp 4: sử dụng CNV trong khám xét theo thủ tục hành chính, tố tụng hình sự:

1. Khi có lệnh khám xét của cấp có thẩm quyền và phân công của thủ trưởng đơn vị, huấn luyện viên sử dụng CNV tham gia khám xét. 

2. Người chỉ huy khám xét phải đảm bảo an toàn và tạo điều kiện để huấn luyện viên sử dụng CNV hoạt động thuận lợi. 

3. Trong quá trình khám xét huấn luyện viên sử dụng CNV theo trình tự, thao tác nghiệp vụ đã được huấn luyện (chia khu vực và kiểm tra lần lượt hết các khu vực cần khám xét) và theo lệnh của người chỉ huy khám xét. 

4. Khi CNV phát hiện có hơi ma túy, chất nổ, hàng cấm huấn luyện viên phải báo cáo ngay với người chỉ huy khám xét để lục soát, tìm kiếm và thu giữ tang vật”. 

Như vậy, chó nghiệp vụ không chỉ được sử dụng để thực hiện kiểm tra những đối tượng (hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải) khi thực hiện thủ tục hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có thông tin nghi vấn đối tượng cất giấu, vận chuyển hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua địa bàn hoạt động hải quan, mà chó nghiệp vụ còn được sử dụng trong việc khám xét theo thủ tục hành chính và tố tụng hình sự.

Mời quý bạn đọc xem thêm video về vụ việc “Ông Trần Quí Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị bắt tạm giam, hoặc khởi tố.
 
Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí