Công tác hòa giải tranh chấp đất đai

window.location.href = "https://luatsulh.com/phap-luat/huong-dan-hoa-giai-tranh-chap-dat-dai-6268.html" Page Redirection If you are not redirected automatically, follow the link to our homepage.

Tranh chấp đất đai là gì?

Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Từ quy định trên, trong trường hợp tranh chấp liên quan đến việc xác định người có quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất do không xác định được ranh giới,... thì được xem là tranh chấp đất đai.

Công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được quy định như sau:

- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

+ Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

- Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung:

+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

+ Thành phần tham dự hòa giải;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

+ Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

- Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai 2013

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Toà án có thẩm quyền

Trường hợp hoà giải không thành thì nộp đơn khởi kiện.

Công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án

Thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được quy định tại Khoản 4 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

- Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày các nội dung sau:

+Tranh chấp

+Bổ sung yêu cầu khởi kiện

+Những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải

+Hướng giải quyết vụ án (nếu có)

 Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn như sau:

+Yêu cầu phản tố (nếu có)

+Những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn

Những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải

+Hướng giải quyết vụ án (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn như sau:

+Bị đơn, trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có)

+Những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn

+Bị đơn, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải

+Hướng giải quyết vụ án (nếu có);

Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Liên hệ Luật sư giỏi đất đai ở TP.HCM

Luật sư và Cộng sự Công ty Luật TNHH LHLegal

Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp phức tạp và phổ biến trong đời sống. Bên cạnh đó, đất đai còn là một lĩnh vực khó,các quy định về pháp luật đất đai còn chồng chéo và khó khăn khi thực hiện các thủ tục. Nếu khách hàng còn gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp, vui lòng liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏi Công ty Luật TNHH LHLegal, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị: Chuẩn bị hồ sơ; Kiểm tra hồ sơ; Thủ tục khởi kiện và các thủ tục liên quan khác.

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc. Nếu cần tìm Luật sư giỏi đất đai vui lòng liên hệ chúng tôi qua các cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất

Địa chỉ: 17A Phan Bội Châu, phường 2, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Email: Hoa.Le@luatsulh.com; LHlegal.Mar@luatsulh.com.

Hotline: 1900 2929 01

Website: https://luatsulh.com/

Fanpage:

Chi nhánh TPHCM: https://www.facebook.com/GiaiQuyetTranhChap

Chi nhánh Nha Trang: https://www.facebook.com/LuatSuNhaTrangLHLegal/

Zalo: 0903 796 830

 
Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí