Bị cáo đau ốm có được hoãn phiên tòa? Có phải xét xử lại từ đầu?

>>> Khi nào Tòa án hoãn phiên tòa hình sự?

>>> Tạm ngừng phiên tòa hình sự khi nào?

Bị cáo bị đau ốm có được hoãn phiên tòa không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định các trường hợp hoãn phiên tòa gồm:

a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể:

  • Thay đổi kiểm sát viên tại phiên tòa

  • Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa 

  • Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế

  • Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế.

  • Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.

  • Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 mà người bào chữa vắng mặt đồng thời bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo không đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa

  • Trường hợp bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt

  • Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt 

  • Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt

  • người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế

b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;

c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;

d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Theo đó, các trường hợp hoãn phiên tòa được quy định tại khoản 1 Điều 297 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự 2015 không đề cập trực tiếp việc bị cáo có lý do về sức khỏe (đau ốm) là trường hợp được hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự được đề cập ở trên thì có thể hoãn phiên tòa trong trường hợp Bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.

Như vậy, tùy vào nhận định của người có thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự, nếu người này nhận định việc bị cáo bị đau ốm là lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì ra Quyết định hoãn phiên tòa và ngược lại.

Ai có thẩm quyền quyết định hoãn phiên tòa Hình sự?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định “Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.”. Theo đó, thẩm quyền ra quyết định hoãn phiên tòa thuộc về Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, BLTTHS còn quy định trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.

Trường hợp nào Tòa án được xét xử vắng mặt bị cáo?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong 04 trường hợp sau:

a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;

d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.

Thủ tục yêu cầu hoãn phiên tòa do bị cáo đau ốm

Bước 1. Chuẩn bị đơn đề nghị hoãn phiên tòa

Bị cáo, người đại diện của bị cáo chuẩn bị đơn đề nghị hoãn phiên tòa với các nội dung chính sau: 

  • Giới thiệu bản thân: Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, số CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc số hiệu bị can, bị cáo.

  • Thông tin vụ án: Tên vụ án, số hiệu vụ án, tên Tòa án thụ lý, ngày mở phiên tòa.

  • Lý do hoãn: Mô tả ngắn gọn tình trạng đau ốm (ví dụ: “bị cáo đang điều trị bệnh… tại Bệnh viện X, theo chẩn đoán của bác sĩ là… và cần thời gian nghỉ ngơi, điều trị ít nhất đến ngày…”).

  • Cam kết: “Sau khi hồi phục sức khỏe, tôi cam kết sẽ có mặt đầy đủ tại phiên tòa được mở lại.”

  • Chữ ký và ngày tháng: Bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp ký tên, ghi rõ họ tên và ngày lập đơn.

Để yêu cầu hoãn phiên tòa bị cáo hoặc người đại diện cần chuẩn bị đơn đề nghị

Tải mẫu đơn đề nghị hoãn phiên tòa tại đây

Bước 2. Thu thập và đính kèm giấy tờ y tế

Đơn đề nghị hoãn phiên tòa cần có các tài liệu kèm theo như sau để đảm bảo tính minh mạch:

  • Giấy xác nhận tình trạng bệnh lý: Phiếu khám bệnh hoặc giấy xác nhận nghỉ điều trị do bác sĩ chuyên khoa ký, có đóng dấu cơ sở y tế.

  • Các hồ sơ khác (nếu có): Chụp X‑quang, kết quả xét nghiệm, hồ sơ điều trị nội trú (nếu bệnh lý phức tạp).

Bước 3. Nộp hồ sơ đến Tòa án

Sau khi chuẩn bị Đơn đề nghị hoãn phiên tòa và tài liệu kèm theo, bị cáo, người đại diện bị cáo có thể nộp Đơn qua hai hình thức sau: 

  • Trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án.

  • Qua đường bưu điện (gửi bảo đảm).

Bước 4. Xem xét và ra quyết định hoãn phiên tòa của Hội đồng xét xử

Sau khi nhận được Đơn đề nghị hoãn phiên tòa, HĐXX hoặc chánh án sẽ tiến hành xem xét Đơn đề nghị hoãn phiên tòa và giấy tờ y tế xác nhận tình trạng đau ốm của bị cáo; Tính xác thực, hợp lệ của giấy tờ và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến khả năng tham dự phiên tòa. Nếu xét thấy việc xin hoãn của bị cáo là có cơ sở thì tiến hành ra quyết định hoãn phiên tòa. 

Thời hạn hoãn: Quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ký quyết định hoãn.

Bước 5: Thông báo Quyết định

Quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Hoãn phiên tòa có phải xét xử lại từ đầu không? Thời hạn tối đa được hoãn phiên tòa sơ thẩm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Như vậy, Việc bị cáo đau ốm là một lý do chính đáng để hoãn phiên tòa, thể hiện tính nhân đạo và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hình sự. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến tiến trình xét xử, bị cáo cần chủ động thông báo sớm và cung cấp giấy tờ y tế hợp lệ. Hội đồng xét xử sẽ căn cứ trên tình hình thực tế để quyết định việc hoãn và có xét xử lại hay không. LHLegal khuyến nghị các bên cần chủ động, phối hợp và thực hiện đúng trình tự để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình tố tụng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí