Mở cửa xe ô tô gây tai nạn có thể bị phạt tù đến 15 năm

>>> Tổng hợp các hành vi vi phạm giao thông sẽ bị tăng mức xử phạt từ 1/1/2025

>>> Có được dừng, đỗ xe trước cửa nhà người khác?

Từ 2025 tăng tiền phạt tới 50 lần đối với hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn

Theo điểm q khoản 5 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn như sau: 

“5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

q) Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn.”

Từ quy định trên, có thể thấy người điều khiển xe thực hiện hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn có thể bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Đồng thời, theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông như sau: 

“10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm n, điểm o, điểm p, khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm n, điểm o, điểm q khoản 5; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này.”

Theo quy định trên, người điều khiển xe thực hiện hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông có thể bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng. 

Đối chiếu với mức phạt cũ, có thể thấy mức phạt mới đối với hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn tăng gấp 35-50 lần so với mức phạt cũ. Theo đó, tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn như sau: 

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; dừng xe, đỗ xe trên dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;”

Từ quy định trên, có thể thấy theo quy định cũ, mức xử phạt đối với hành vi mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn có thể bị xử phạt từ 400.000 đồng - 600.000 đồng, và không chia thành 02 trường hợp (không xảy ra tai nạn và có xảy ra tai nạn) như Nghị định 168/2024/NĐ-CP. 

Mở cửa xe  gây tai nạn giao thông có thể bị xử phạt tiền đến 22.000.000 đồng

Mở cửa xe không quan sát gây tai nạn có thể bị phạt tù đến 15 năm

Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: 

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Từ quy định trên, người điều khiển xe có hành vi mở cửa xe không bảo đảm an toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, người phạm tội này có thể bị xử phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm. 

Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mở cửa xe đúng cách thế nào để tránh gây tai nạn?

Mở cửa xe không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, đặc biệt là người đi xe máy và xe đạp. Cho nên, bạn cần phải lưu ý một số điều khi mở cửa xe đúng cách, tránh gây tai nạn:

  • Dùng tay xa cửa để mở: Đây là phương pháp “Dutch Reach” – một kỹ thuật mở cửa được khuyến khích ở nhiều quốc gia. Chẳng hạn như ở Việt Nam, ghế lái nằm ở bên trái thì bạn hãy dùng tay phải để mở cửa. 

Nên dùng tay xa cửa để mở cửa xe

  • Nhìn qua vai để quan sát: Khi dùng tay xa để mở cửa, cơ thể bạn sẽ tự nhiên xoay lại, giúp bạn quan sát phía sau qua kính chiếu hậu và nhìn thẳng ra đường.

  • Mở cửa từ từ và kiểm tra lần cuối: Bạn cần phải mở cửa một chút, nhìn lại lần cuối xem có người đi tới không. Nếu an toàn, mở cửa rộng hơn nhưng vẫn giữ tay trên tay nắm để có thể đóng lại ngay nếu cần.

  • Ra khỏi xe nhanh chóng và đóng cửa gọn gàng: Khi ra khỏi xe, đóng cửa nhẹ nhàng nhưng chắc chắn để tránh gây cản trở cho phương tiện khác.

Lưu ý: 

  • Nếu có hành khách đi cùng, hãy nhắc họ kiểm tra trước khi mở cửa.

  • Nếu đỗ xe gần làn xe đạp hoặc xe máy, hãy đặc biệt cẩn thận vì họ dễ bị ảnh hưởng nhất.

  • Khi trời tối hoặc tầm nhìn kém, nên bật đèn cảnh báo trước khi mở cửa.

Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí