Xem thêm bài viết liên quan:
>>> TỪ 01/5, XE VI PHẠM GIAO THÔNG KHÔNG BỊ TẠM GIỮ NẾU CÓ TIỀN BẢO LÃNH
>>> 4 QUY ĐỊNH MỚI LIÊN QUAN ĐẾN PHẠT NGUỘI VI PHẠM GIAO THÔNG
Có được dừng, đỗ xe trước cửa nhà người khác?
Điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008 người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định :
Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Quay trở lại Điều 18 đã nói rõ người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
- Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
-
Bên trái đường một chiều;
-
Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
-
Trên cầu, gầm cầu vượt;
-
Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
-
Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
-
Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
-
Nơi dừng của xe buýt;
-
Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
-
Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
-
Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
-
Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Chiếu theo quy định tại Điều 18 thì chỉ những trường hợp luật cấm mới không được dừng đỗ xe và trong điều cấm không có điều nào cấm đỗ xe trước nhà người khác. Thêm vào đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì cũng không quy định về việc xử phạt đối với hành vi đỗ xe trước cửa nhà người khác.
Như vậy, nếu tài xế đã đỗ xe đúng quy định không vướng vào các trường hợp pháp luật cấm như trên thì vẫn có quyền đậu xe ô tô trước cửa nhà người khác và không bị xử phạt gì.
Có được đe dọa, cấm người khác dừng đỗ xe trước cửa nhà mình?
Trong thực tế có rất nhiều tài xế đỗ xe “vô duyên" chắn lối đi hay để trước cửa hàng kinh doanh mua bán người khác gây khó chịu cho gia chủ. Nhiều người gay gắt có hành vi quá khích như bẻ gương, tạt sơn vào xe hay gắn hẳn biển cấm đỗ xe nếu không sẽ bị xì lốp nhằm răn đe chủ xe không được để xe như thế nữa. Nhưng thực chất những hành động này có thể để lại hệ lụy không lường và cũng là hành vi vi phạm pháp luật bởi như đã trình bày ở trên nếu cánh tài xế đậu xe đúng quy định pháp luật thì xe ô tô có chắn lối đi cũng không bị phạt.
Ngoài ra, luật định người dân chỉ có quyền đối với phần đất theo ranh giới nhà mình. Còn hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Do đó, nếu có tài xế nào lỡ đỗ ô tô trước cửa nhà mình thì người dân không được quyền “tự xử” bằng cách như đổ sơn, cào xước xe, đập phá,…
Nếu thực hiện các hành vi nói trên, chủ nhà hoàn toàn có thể bị xử phạt về hành vi hủy hoại tài sản. Cụ thể Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức.
Đặc biệt, hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt tù cao nhất của tội này là 20 năm tù giam.
Thế nên nếu gia chủ thấy xe ô tô đậu trước nhà chắn lối đi thì chỉ nên nhắc nhở tài xế về việc dừng đỗ xe hoặc báo cảnh sát giao thông đến xử lý nếu việc dừng, đỗ xe là sai quy định của pháp luật.
TRƯỜNG HỢP NÀO BỊ THU HỒI GIẤY ĐĂNG KÝ XE (29.11.2022)
MỨC PHẠT CHẠY QUÁ TỐC ĐỘ ĐỐI VỚI Ô TÔ, XE MÁY (26.11.2022)
XE TẢI TẠT ĐẦU XE CỨU THƯƠNG, KHÔNG NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO XE ƯU TIÊN BỊ XỬ LÝ RA SAO? (18.10.2022)
Muốn làm thủ tục đăng ký xe tạm thời, thực hiện ra sao? (16.09.2022)
MỨC PHẠT 03 LỖI THƯỜNG GẶP KHI ĐI Ô TÔ, XE MÁY VÀO DỊP LỄ 2-9 (30.08.2022)
Từ 15/8 Chủ xe phải giữ lại Giấy đăng ký xe và biển số xe khi bán xe (12.08.2022)
Có phải đã được thực hiện thủ tục đăng ký xe tạm trú từ 15/8? (12.08.2022)
Quy trình đổi biển số xe ô tô để thay thế biển số xe trúng đấu giá đối với chủ sở hữu là Doanh nghiệp (06.08.2022)