Lừa đảo mua bán nhà đất bị xử lý ra sao?

>>> Top 5 hình thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất hiện nay

>>> Chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu?

6 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức mua bán đất 

Dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả đã công chứng để lừa đảo

Đây là thủ đoạn mà bọn lừa đảo thực hiện bằng cách làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) rồi mang đi công chứng để tạo lòng tin với người mua. Trên thực tế thì Văn phòng công chứng chỉ có chức năng kiểm tra thông tin trong GCNQSDĐ và tình trạng thửa đất (tranh chấp, kê biên, thế chấp...) mà không có trách nhiệm hay khả năng chuyên môn nghiệp vụ để xác nhận GCNQSDĐ là thật hay giả. 

Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay

Hình thức này thường được các đối tượng lừa đảo sử dụng ở những mảnh đất, ngôi nhà đang đợi làm thủ tục chuyển đổi, ra sổ, đợi đền bù… Vì chưa có giấy tờ, không thể mua bán qua công chứng, nên hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng giấy tờ viết tay. Với một mảnh đất, các đối tượng lừa đảo sẵn sàng viết giấy bán cho bất kì người nào muốn mua vì ham rẻ hoặc nhẹ dạ, cả tin; sau khi nhận được tiền bọn chúng sẽ “cao chạy xa bay”. Không chỉ với bất động sản chưa có giấy tờ, một số trường hợp nhà đất có giấy tờ chủ quyền cũng xảy ra tình trạng lừa đảo này.

Bán nhà đất không thuộc sở hữu

Trước tiên, đối tượng lừa đảo giả danh người mua nhà, liên hệ với người đang có nhu cầu chuyển nhượng, yêu cầu cho xem sổ đỏ rồi xin bản photocopy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Sau đó, thông qua mạng xã hội Facebook, chúng thuê người làm giả GCNQSDĐ với đầy đủ thông tin chủ đất thực tế. Tiếp theo, đối tượng tìm người mua hoặc cho vay có thế chấp với số tiền lớn rồi thuê người đóng giả vợ chồng chủ đất ra văn phòng công chứng ký hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng chuyển nhượng để chiếm đoạt tiền; có trường hợp, vì nhiều lý do, đối tượng được chủ sở hữu giao quản lý GCNQSDĐ; đối tượng sau đó đã tự nhận là chủ sở hữu và rao bán nhà đất đó, người mua thấy GCNQSDĐ thật, tin tưởng đặt cọc giao tiền.

Dàn cảnh nhiều người tranh mua nhà đất nhằm đẩy giá bán lên cao

Đây là chiêu tạo thị trường mà chủ nhà hay cò đất dựng nên khi thấy người mua có vẻ ưng ý căn nhà hay thửa đất rồi nhưng còn phân vân, lưỡng lự về giá. Để thực hiện màn kịch này, người bán sẽ thuê vài người giả làm người đi xem nhà và sẵn sàng đề xuất trả giá cao hơn bạn. Nhiều người tranh mua sẽ khiến người mua cảm thấy căn nhà hay thửa đất này chắc có tiềm năng hoặc vị trí phong thủy lắm… Thấy vậy, người mua sẽ quyết định mua ngay, vô hình đã “sập bẫy” của bọn chúng.

Thủ đoạn dàn cảnh nhiều người tranh mua nhà đất để lừa đảo người mua

Lừa đảo mua bán nhà đất bằng cách lợi dụng sự tín nhiệm

Đây là hình thức lừa đảo khi chủ sở hữu nhà đất có nhu cầu vay tiền nhưng do có tín dụng xấu nên bắt buộc phải nhờ người khác đứng ra vay giúp. Lợi dụng lòng tin của chủ sở hữu, đối tượng được nhờ buộc chủ sở hữu phải làm hợp đồng mua bán nhà đất để làm cam kết tạm thời hoặc dùng tài sản đó thay chủ sở hữu vay tiền của ngân hàng. Sau khi được chủ sở hữu uỷ quyền, đối tượng liền thực hiện thủ tục mua bán để chiếm đoạt hoặc vay ngân hàng nhiều hơn số tiền chủ sở hữu nhờ vay; dẫn đến vượt quá khả năng chi trả và ngân hàng tịch thu bán phát mãi tài sản thế chấp của chủ nhà.

Quảng cáo đất một đằng, bán đất một nẻo

Đối tượng lợi dụng sự cả tin của khách hàng để bán không đúng loại đất, chẳng hạn bán đất ở nhưng thực chất là đất nông nghiệp, đất đang đợi chuyển đổi mục đích sử dụng, đất vườn...

Cách tố cáo khi bị lừa đảo mua bán nhà đất

Trên thực tế, cần tùy thuộc vào tình tiết từng tình huống mà xác định hướng giải quyết:

Thứ nhất, nếu đối tượng chỉ trốn tránh không giao đất và nạn nhân chưa phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo nào, bị hại có thể khởi kiện về trách nhiệm dân sự yêu cầu đối tượng thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán đất. 

Khi phát hiện ra các dấu hiệu lừa đảo bị hại tiến hành làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo đến Cơ quan điều tra nơi cư trú. Người bị hại có thể tới trụ sở Công an trực tiếp hoặc liên hệ qua số điện thoại, email của cơ quan mang thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm lừa đảo, trong đó có 2 cơ quan mà người bị hại có thể khởi tố vụ án hình sự thì là Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra.

Chuẩn bị hồ sơ tố cáo lừa đảo:

  • Tên cơ quan nhận đơn;

  • Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

  • Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

  • Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

  • Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

  • Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và giải quyết tố cáo, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí nạn nhân có thể được bồi thường những thiệt hại đã mất do bị lừa đảo mua bán đất.

Nếu bị lừa đảo mua bán đất, bạn hãy tố cáo hành vi của bọn tội phạm tại cơ quan có thẩm quyền

Lừa đảo mua bán đất bị xử lý ra sao? Đi tù bao nhiêu năm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt hành chính từ 2-3 triệu đồng.

Đối tượng dùng những hành vi, thủ đoạn gian dối về việc mua bán đất nhằm chiếm lòng tin khiến các nạn nhân giao tiền còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 khi rơi vào các trường hợp sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Số tiền chiếm đoạt càng lớn thì án phạt tù càng cao. Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân.

Số tiền lừa đảo càng lớn, người phạm tội càng chịu án phạt tù càng cao

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên là nội dung của vấn đề lừa đảo mua bán nhà đất bị xử lý ra sao. Nếu bạn cần đặt lịch hẹn tư vấn, tư vấn tội chiếm đoạt tài sản đất đai LHLegal hoặc gặp Luật sư tư vấn hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong giao dịch mua bán đất hay tư vấn khởi kiện trách nhiệm dân sự hãy liên hệ với LHLegal để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí