Các nguyên tắc xử lý tội phạm trong Bộ luật hình sự 2015

Tội phạm quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Bộ luật hình sự quy định Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội như thế nào?

Quy định pháp luật, nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật

Nguyên tắc xử lý này được hiểu là các cơ quan Nhà Nước, các tổ chức cũng như mọi cá nhân phải có trách nhiệm phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh đối với mọi hành vi phạm tội theo đúng quy định pháp luật để ngăn chặn hành vi phạm tội hoặc làm giảm bớt tác hại do tội phạm gây ra.

Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội

Nguyên tắc xử lý này thể hiện rõ sự bình đẳng, công bằng trong việc xử lý người phạm tội. Người phạm tội cho dù là bất cứ ai thì cũng đều được đối xử công bằng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Tất cả người phạm tội đều được đối xử công bằng trước pháp luật

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội

“Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” là: người tổ chức việc thực hiện tội phạm.

“Côn đồ” là: hành động của những người coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người.

“Tái phạm nguy hiểm” là: Người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, nhưng chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm nhưng chưa được xóa án tích mà lại tiếp thực hiện hành vi phạm tội do cố ý

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” được hiểu là: người có chức vụ, quyền hạn sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.

Nguyên tắc xử lý này thể hiện rõ việc pháp luật sẽ nghiêm khắc trừng trị đối với người phạm tội mang tính nguy hiểm cao là: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

Xem thêm: Hình phạt là gì? Bộ luật hình sự quy định các hình phạt đối với người phạm tội như thế nào?

Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Phạm tội “dùng thủ đoạn xảo quyệt” được hiểu là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.

Phạm tội “có tổ chức” là: có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Phạm tội có tổ chức là hai người trở lên cùng nhau thực hiện một tội phạm

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra

“Khoan hồng” là đối xử rộng lượng với người có tội khi họ biết ăn năn hối lỗi.

“Tự thú” là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

“Đầu thú” là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html

Bên cạnh đó, cần phân biệt và hiểu rõ giữa tự thú và đầu thú:

Điểm giống nhau: là người phạm tội đều khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình

Điểm khác nhau:

  • Tự thú: là hành vi phạm tội chưa được phát hiện hoặc hành vi phạm tội đã được phát hiện nhưng chưa xác định được người thực hiện hành vi phạm tội

  • Đầu thú: là hành vi phạm tội đã được phát hiện và đã xác định được người thực hiện hành vi phạm tội.

Ngoài ra, nguyên tắc khoan hồng đối với người phạm tội nêu trên cũng phù hợp với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 51 Bộ luật hình sự hiện hành.

Có thể thấy, nguyên tắc xử lý này không chỉ nghiêm trị đúng người, đúng tội nhằm để răn đe, phòng ngừa tội phạm và làm giảm bớt tội phạm trong xã hội, mà còn thể hiện sự khoan hồng đối với người phạm tội biết ăn năn, hối cải, tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình, tự nguyện sửa chữa và bồi thường thiệt hại,...

Nguyên tắc xử lý tội phạm còn thể hiện sự khoan hồng đối với tội phạm biết ăn năn hối cải

Những nguyên tắc xử lý mang tính nhân đạo trong Bộ luật hình sự 2015

Nguyên tắc xử lý mang tính nhân đạo được quy định rõ tại điểm đ, e, g tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

  • Áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù “Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục”

  • Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

  • Tạo điều kiện làm ăn và xóa án tích đối với “Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.”

Bên canh đó, nguyên tắc xử lý áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù cũng phù hợp với quy định tại Điều 34, Điều 35 và Điều 36 của Bộ luật hình sự hiện hành về phạt cảnh cảnh cáo đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạt tiền và phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Ngoài ra, nguyên tắc xử lý giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cũng có điểm tương đồng với Điều 63, Điều 64 và Điều 66 của Bộ luật hình sự hiện hành quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên, hay giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt và tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Trên đây là bài phân tích pháp luật liên quan đến “Nguyên tắc xử lý tội phạm trong Bộ luật Hình sự?” gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp kiến thức pháp luật bổ ích đến mọi người.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí