Sau khi ly hôn làm lại khai sinh cho con được không?

>>> Làm cách nào để giành lại quyền nuôi con từ nhà chồng?

>>> Quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất 2023

Sau khi ly hôn có được làm lại giấy khai sinh cho con không?

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ- CP, chỉ được làm lại giấy khai sinh trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp thứ nhất: Giấy khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1 tháng 6 năm 2016 nhưng sổ hộ tịch và cả bản chính giấy tờ hộ tịch đều mất.

  • Trường hợp thứ hai: Người yêu cầu đăng ký giấy khai sinh lại có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

  • Trường hợp thứ ba: Việc đăng ký giấy khai sinh chỉ được thực hiện nếu người đăng ký còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Do đó, theo quy định này, để được đăng ký khai sinh, thì việc khai sinh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016.

  • Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất.

  • Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh còn sống ở thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, để thay đổi thông tin trên Giấy khai sinh của con, cha mẹ có thể thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch hoặc cải chính hộ tịch nếu đáp ứng các điều kiện:

  • Thay đổi họ, tên đệm, tên người dưới 18 tuổi: Có sự đồng ý của cha mẹ người đó, thể hiện trong Tờ khai, cần sự đồng ý của người đó (nếu từ 09 tuổi trở lên).

  • Cải chính hộ tịch (chỉnh sửa thông tin trong Sổ hộ tịch hoặc giấy tờ hộ tịch – bản chính): Có đủ căn cứ về việc có sai sót do lỗi của công chức hộ tịch hoặc người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, pháp luật quy định hết sức chặt chẽ về vấn đề làm lại giấy khai sinh cho công dân. Chỉ khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật, cá nhân mới có thể đính chính hoặc làm lại giấy khai sinh. Hay nói cách khác, công dân sẽ không thể đăng ký làm lại giấy khai sinh nếu không thuộc các trường hợp như đã nêu ở trên. Sau khi ly hôn, bố hoặc mẹ có thể làm lại giấy khai sinh cho con nếu đảm bảo nằm trong các trường hợp theo quy định của luật. Ngược lại nếu không đáp ứng  một trong các điều kiện trên, giấy khai sinh cho con sẽ không thể làm lại.

Do vậy, có thể thấy, nếu chỉ vì ly hôn mà cha hoặc mẹ muốn thay đổi thông tin hoặc làm lại Giấy khai sinh cho con để không còn liên quan đến người cũ thì không được. Theo quy định, đây không phải lý do để làm lại, cải chính hay thay đổi thông tin trong Giấy khai sinh.

Để làm lại khai sinh, phải có lý do để làm lại như cải chính hoặc thay đổi thông tin

Thủ tục làm lại Giấy khai sinh cho con như thế nào?

Mặc dù muốn làm lại Giấy khai sinh cho con sau khi ly hôn không phải là nguyên nhân để được cấp lại Giấy khai sinh mà chỉ có các điều kiện nêu tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP mới là các lý do để công chức hộ tịch làm thủ tục cấp lại Giấy khai sinh cho người yêu cầu.

Theo đó, thủ tục làm lại Giấy khai sinh được thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 26 Nghị định 123 năm 2015, hồ sơ làm lại Giấy khai sinh gồm:

  • Tờ khai đăng ký lại khai sinh. Đặc biệt, trong Tờ khai này phải nêu rõ cam đoan về việc đã đăng ký khai sinh nhưng không còn giữ bản chính Giấy khai sinh của người yêu cầu đăng ký lại khai sinh.

  • Giấy tờ liên quan đến các thông tin về nội dung khai sinh (bản sao):

    • Giấy khai sinh (bản sao) hoặc giấy tờ thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước 1975 ở miền Nam.

    • Nếu không có các giấy tờ ở trên, người yêu cầu có thể sử dụng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu; sổ hộ chiếu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ chứng minh cư trú; bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, học bạ; giấy tờ khác có thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân…

Đặc biệt, riêng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang ngoài các giấy tờ nêu trên thì còn phải có Văn bản xác nhận của Thủ trưởng về những nội dung khai sinh của người đó: Họ, tên, chữ đệm, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán… mà cơ quan đó đang quản lý.

Cơ quan thực hiện

Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã khai sinh trước đây hoặc nơi người yêu cầu thường trú.

Có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp huyện nơi đăng ký khai sinh trước đây. Nếu trước đây thực hiện ở cấp xã thì do UBND cấp huyện cấp trên của cấp xã này thực hiện. Nếu trước đây đăng ký ở cấp tỉnh hoặc Sở Tư pháp thì đăng ký lại khai sinh ở UBND cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu.

Đặc biệt, nếu người yêu cầu không sống ở Việt Nam thì thẩm quyền cấp lại do UBND cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.

Thời gian giải quyết

Hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, công chức tư pháp không phải xác minh: 05 ngày làm việc.

Cần phải xác minh: Hiện không có quy định cụ thể thời gian giải quyết trong trường hợp này là bao nhiêu ngày nhưng phải thực hiện các bước sau đây:

  • Xác minh hồ sơ: 05 ngày làm việc. Trong thời gian này, nếu đăng ký lại tại nơi không khai sinh trước đây thì công chức tư pháp nơi nhận hồ sơ phải có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký trước đây xác minh, kiểm tra.

  • UBND nơi đã đăng ký trước đây sau khi nhận được văn bản đề nghị thì tiến hành kiểm tra, xác minh, trả lời về việc còn lưu giữ hoặc không Sổ hộ tịch: 05 ngày làm việc.

  • Nếu hồ sơ đủ sau khi nhận được xác minh về việc không giữ Sổ hộ tịch của UBND nơi đăng ký khai sinh trước đây, UBND nơi nhận hồ sơ đăng ký lại khai sinh: 03 ngày làm việc.

Thời gian giải quyết làm lại giấy khai sinh là sau 3 ngày làm việc nếu nộp đủ hồ sơ

Lệ phí, phí phải nộp

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hộ tịch, đăng ký lại khai sinh thuộc trường hợp phải nộp lệ phí. Trong đó, lệ phí hộ tịch theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Có thể kể đến mức lệ phí đăng ký lại khai sinh tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh như sau:

  • Tại TP. Hà Nội: 5.000 đồng/việc thực hiện tại UBND cấp xã và 50.000 đồng/việc tại UBND cấp huyện (Theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND).

  • Tại TP. Hồ Chí Minh: Tương tự như TP. Hà Nội theo quy định tại Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND.

Trên là nội dung “Sau khi ly hôn làm lại khai sinh cho con được không?” hy vọng giải đáp được thắc mắc của bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn pháp lý, giành quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp tài sản,... Quý khách hàng hãy liên hệ ngay Luật sư ly hôn giỏi LHLegal để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí