>>> Quy định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
>>> Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?
Bài viết dưới đây của LHlegal sẽ phân tích chuyên sâu các quy định pháp luật liên quan, dựa trên Luật hiện hành mới nhất, giúp bạn hiểu rõ và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.
Theo Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Như vậy, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận bằng văn bản về việc chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Việc chia tài sản chung phải được lập thành văn bản và nếu có yêu cầu thì được công chứng hoặc chứng thực.
Hình thức thỏa thuận có thể bằng văn bản, nhưng để đảm bảo an toàn pháp lý, nên công chứng hoặc chứng thực. Về nguyên tắc, vợ chồng hoàn toàn có quyền chia tài sản chung bất kỳ lúc nào trong hôn nhân, không bắt buộc phải đợi ly hôn hoặc chấm dứt hôn nhân mới được chia.
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc công chứng, chứng thực thỏa thuận chia tài sản không phải lúc nào cũng bắt buộc. Trong một số trường hợp nhất định (tài sản phải đăng ký sang tên tài sản), thì sẽ phải tiến hành công chứng quy định của pháp luật.
Trường hợp là tài sản khác thì hai vợ chồng có thể tự lập văn bản, có chữ ký của cả hai, thể hiện đầy đủ ý chí tự nguyện, nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội thì vẫn có hiệu lực theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Theo quy định tại Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:
“1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Như vậy, vợ chồng tự nguyện thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung của vợ chồng và phải lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu trong các trường hợp:
“1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
b) Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
c) Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.”
Thỏa thuận về chế độ tài sản bị vô hiệu trong trường hợp một bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình ký kết;Vi phạm nguyên tắc tự nguyện của giao dịch dân sự;Nội dung thỏa thuận trái pháp luật, đạo đức xã hội; Không đáp ứng điều kiện về hình thức, trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải công chứng/chứng thực.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì người tham gia giao dịch phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Do đó, trong trường hợp thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng không đảm bảo đầy đủ các điều kiện về nội dung và hình thức thỏa thuận như đã nêu trên theo quy định của pháp luật hiện hành thì có khả năng vô hiệu.
Nếu thỏa thuận về tài sản chung không đảm các về nội dung thì có khả năng bị vô hiệu
Theo Điều 133 Luật Đất đai 2024, khi thay đổi quyền sở hữu nhà đất giữa vợ chồng thông qua chia tài sản, việc đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai là bắt buộc.
Văn bản thỏa thuận lúc này phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tương tự, theo quy định Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023/TT-BCA, trách nhiệm của chủ xe khi chuyển quyền sở hữu xe được xác định như sau:
“Trách nhiệm của chủ xe
...
4. Khi bán, tặng cho, thừa kế, trao đổi, góp vốn, phân bổ, điều chuyển xe (sau đây gọi chung là chuyển quyền sở hữu xe)”
Do đó, việc chuyển quyền sở hữu xe cơ giới cũng đòi hỏi phải có tài liệu hợp lệ, nên văn bản thỏa thuận chia xe cũng cần công chứng/chứng thực.
Khi xảy ra tranh chấp, nếu văn bản thỏa thuận không được công chứng/chứng thực, bên có lợi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh:
Tính xác thực của chữ ký;
Ý chí tự nguyện của các bên;
Thời điểm lập văn bản.
Nếu có công chứng, văn bản sẽ được coi là chứng cứ (Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Ngay cả khi không bắt buộc, nên công chứng thỏa thuận chia tài sản để:
Xác thực ý chí tự nguyện của các bên.
Tăng giá trị chứng cứ trong trường hợp tranh chấp.
Dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến tài sản.
Không công chứng dẫn đến:
Khó chứng minh chữ ký là thật.
Dễ bị phản bác rằng bị ép buộc, giả tạo, không tự nguyện.
Khó xác minh thời gian lập thỏa thuận nếu cần đối chứng.
Điều này sẽ bất lợi lớn khi tranh chấp được đưa ra tòa án.
Nếu thỏa thuận chia tài sản không được công nhận:
Tài sản đó có thể bị coi là tài sản chung, chia đôi theo nguyên tắc chung tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Quyền lợi của bên đã chuyển nhượng tài sản có thể không được bảo vệ đúng như ý định ban đầu.
Việc vợ chồng lập thỏa thuận chia tài sản trong hôn nhân không công chứng vẫn có thể có hiệu lực nếu thỏa thuận đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể, ý chí, nội dung, hình thức theo Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể (đăng ký biến động nhà đất, phương tiện giao thông, bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp...), việc công chứng thỏa thuận là bắt buộc hoặc rất cần thiết để tránh rủi ro pháp lý.
Khuyến nghị: Để đảm bảo an toàn, vợ chồng nên lập thỏa thuận chia tài sản bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, tránh tranh chấp không đáng có sau này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01