>>> Pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
>>> Trong hôn nhân tài sản đứng tên chồng khi ly hôn vợ có được chia?
Tranh chấp tài sản khi ly hôn là tranh chấp về hôn nhân gia đình, trường hợp vợ và chồng khi ly hôn không thỏa thuận, không thống nhất được vấn đề tài sản.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm hiện hành, việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn do Toà án giải quyết.
Cụ thể:
Tòa án cấp huyện: Nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp về tài sản chung, kể cả trường hợp tài sản là bất động sản ở địa phương khác.
Tòa án cấp tỉnh: Có thẩm quyền giải quyết khi có đương sự ở nước ngoài hoặc trường hợp cần ủy thác tư pháp.
(khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 37, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành)
Căn cứ các quy định liên quan của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn, văn bản luật liên quan, Toà án giải quyết tranh chấp về tài sản khi vợ chồng ly hôn theo nguyên tắc:
Tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng;
Chia đôi tài sản chung của vợ chồng có căn cứ công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập, bảo vệ lợi ích của con cái;
Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Như vậy, trong vụ ly hôn, tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc về chủ sở hữu tài sản đó. Còn tài sản chung của vợ và chồng sẽ chia đôi có tính đến hoàn cảnh chung, công sức đóng góp,...
Tài sản riêng của vợ/chồng sẽ thuộc về chủ sở hữu tài sản đó
Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:
“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
“Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
“Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
…
Căn cứ Điều 91, 93, 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành:
Đối với vợ/chồng trong vụ án ly hôn:
Để bảo vệ quyền lợi của mình, mỗi bên vợ/chồng cần chuẩn bị các bằng chứng như:
Giấy tờ tùy thân, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh của con;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng/quyền sở hữu tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận đăng ký xe,...;
Biên bản thỏa thuận, hợp đồng mua bán, và các tài liệu liên quan khác liên quan đến tài sản;
Giấy tờ chứng minh công sức đóng góp vào khối tài sản chung của vợ chồng: bảng lương, hoá đơn,...
Biên bản thẩm định tài sản;
Tuỳ từng vụ việc ly hôn mà có thể có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ảnh chụp thực tế, sao kê chuyển khoản từ ngân hàng, đơn thuốc, giấy khám sức khỏe,...
Một số bằng chứng chứng minh trong tranh chấp tài sản khi ly hôn
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Điều 37, 45, 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tuỳ vào vấn đề có liên quan mà chuẩn bị bằng chứng chứng minh hợp lý như:
Hợp đồng vay, hợp đồng bảo đảm khoản vay, …(đối với chủ nợ)
Hợp đồng chuyển nhượng tài sản, …
Trong nhiều vụ án ly hôn, bằng chứng chứng minh bao gồm cả hợp đồng vay
Với chứng cứ là lời khai: Căn cứ khoản 5 Điều 95 Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành, lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
Với chứng cứ là hồ sơ, tài liệu liên quan: Căn cứ khoản 4 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự cho Tòa án là trong phạm vi thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo tục sơ thẩm. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, được cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ nhưng phải vì lý do chính đáng và phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.
Tòa án chỉ chấp nhận tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự do đương sự cung cấp trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo nếu thuộc các trường hợp như:
Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng;
Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục trước.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề bằng chứng cần chuẩn bị khi tranh chấp tài sản lúc ly hôn. Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ xin liên hệ đến đường dây nóng của LHLegal để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01