Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân và điều kiện thăm gặp

>>> Chế độ và thủ tục thăm người thân trong trại giam

>>> Tôi muốn biết thủ tục thăm nuôi người nhà bị tạm giam

Theo Luật thi hành án hình sự năm 2019 quy định về chế độ gặp phạm nhân. Theo đó, bạn cần phải soạn mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân để được gặp phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù. Vậy mẫu đơn này như thế nào, bạn hãy tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam là gì?

Đơn xin vào thăm gặp phạm nhân là mẫu đơn, là loại giấy tờ cần thiết để bạn có thể gặp thân nhân đang trong nhà giam.

Cụ thể tại Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA hướng dẫn chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân thì Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác là:

  • Có tên trong sổ thăm gặp.

  • Đơn xin thăm gặp phạm nhân có xác nhận của công an cấp xã hay ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang học tập, làm việc.

  • Xuất trình giấy tờ tùy thân như: CCCD, CMND, hộ chiếu, giấy tờ chứng minh là chiến sỹ, cán bộ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang, chứng nhận kết hôn,...

Đơn xin thăm gặp phạm nhân là giấy tờ cần thiết để được vào gặp phạm nhân đang bị tạm giữ, tạm giam

Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam

Tải mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam tại đây:

Cách viết đơn xin thăm gặp phạm nhân

(1) Điền tên trại tạm giam nơi phạm nhân đang bị giam giữ. 

(2) Thông tin cá nhân người xin thăm gặp phạm nhân gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, nơi ĐKTT, chỗ ở hiện nay, đơn vị công tác, chức vụ.

(3) Thông tin của thân nhân đang bị giam gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, nơi ĐKTT, họ tên cha mẹ, hành vi phạm tội, ngày bị bắt, thời gian vào nhà tạm giữ/tạm giam, quan hệ với người xin được gặp.

(4) Nêu rõ lý do bạn cần thăm gặp phạm nhân.

Đơn này cần sự xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi bạn cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi học tập, làm việc.

Nộp đơn xin thăm gặp phạm nhân ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BAC:

  • Thân nhân khi đến gặp phạm nhân phải là người đã có tên trong sổ gặp phạm nhân hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của công an hoặc ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp lần đầu gặp chưa có sổ hoặc không có tên trong sổ gặp phạm nhân thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân của phạm nhân.

  • Ngoài ra người đến gặp phạm nhân phải mang theo CCCD/CMND/Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là chiến sỹ, cán bộ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.

Qua quy định trên, bạn sẽ phải nộp đơn xin gặp phạm nhân tại công an cấp xã, ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi bạn đang học tập, làm việc để xin xác nhận. Sau đó là mang theo đơn này đến nơi nhân thân đang bị tạm giam để xin thăm gặp.

Bạn sẽ nộp đơn xin gặp phạm nhân tại công an hoặc ủy ban nhân dân cấp xã để xin xác nhận

Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html

Điều kiện thăm gặp phạm nhân trong trại giam

Những người được vào thăm phạm nhân

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA, 2 nhóm đối tượng sau đây sẽ được vào thăm gặp phạm nhân.

Nhóm thân nhân:

  • Thân nhân gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/bố mẹ chồng, bố mẹ nuôi hợp pháp, vợ/chồng, con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp, anh chị em ruột, dâu, rể, anh chị em vợ/chồng, cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

  • Mỗi lần thăm gặp phạm nhân không quá 3 thân nhân. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng của cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng sẽ không quá 5 người. Việc thăm gặp thân nhân phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

Nhóm đại diện, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác: Đại diện cơ quan, tổ chức hay cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ sẽ xem xét và cho gặp nếu phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng chống tội phạm.

Các trường hợp không được vào thăm gặp phạm nhân

Tại Khoản 4 điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định về những trường hợp không được vào thăm gặp phạm nhân:

  • Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giam, tạm giữ hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người tạm giam, tạm giữ gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án;

  • Người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, tạm giam;

  • Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

  • Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cho cơ sở giam giữ hay để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn;

  • Khi đang hỏi cung, lấy lời khai hoặc người bị tạm giam, tạm giữ đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

Không được thăm gặp phạm nhân khi người tạm giam, tạm giữ đang bị hỏi cung

  • Người bị tạm giữ, tạm giam không đồng ý thăm gặp; Trường hợp này, người thăm gặp sẽ được gặp trực tiếp người bị tạm giữ, tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

  • Người đến thăm gặp cố ý vi phạm những nội quy tại cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

  • Người bị giữ, tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Trường hợp Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người tạm giữ, tạm giam trong những trường hợp trên phải nêu rõ lý do (căn cứ Khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015)

Yêu cầu khi đến thăm phạm nhân

Tại Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA, người đến gặp phạm nhân phải có trách nhiệm:

  • Không được mang những đồ vật thuộc danh mục bị cấm.

  • Chấp hành pháp luật, nội quy của Nhà nước về gặp phạm nhân, nội quy tại cơ sở giam giữ và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và cán bộ có trách nhiệm khác.

  • Phải dùng tiếng Việt khi giao tiếp trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được dùng ngôn ngữ khác.

  • Phải kê khai những đồ vật muốn gửi cho phạm nhân vào phiếu đồng thời phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi.

  • Chỉ được sử dụng thiết bị hỗ trợ giao tiếp hoặc ngôn ngữ ký hiệu nếu người đó bị hạn chế khả năng nghe nói nhưng phải được kiểm tra trước khi sử dụng.

Hồ sơ xin vào thăm gặp phạm nhân trong trại giam

Khi xin vào thăm gặp phạm nhân bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn xin vào thăm người trong trại giam;

  • Giấy tờ chứng minh quan hệ với người đang bị tạm giam, tạm giữ;

  • Giấy tờ chứng minh căn cứ, lý do để yêu cầu được vào thăm;

  • Những văn bản khác có liên quan.

Trên là những thông tin về mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân. Nếu như bạn còn thắc mắc cần giải đáp hay cần tư vấn pháp lý, tư vấn soạn đơn thăm gặp phạm nhân, hãy liên hệ ngay với LHLegal qua những cách thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí