logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

PHẢI LÀM SAO ĐỂ ĐƯỢC THĂM NUÔI NGƯỜI NHÀ ĐANG BỊ TẠM GIAM, TẠM GIỮ

Khi người thân bị tạm giữ tạm giam điều mà gia đình mong mỏi nhất là gặp được người thân của mình. Pháp luật đã quy định rõ các điều kiện cũng như thủ tục để gặp gỡ, thăm hỏi người bị tạm giam, tạm giữ. Cụ thể như thế nào sẽ được LHLegal giải đáp thông qua bài viết này.

    Tôi muốn biết thủ tục thăm nuôi người nhà bị tạm giam

    CÂU HỎI:

    Xin chào Luật sư, chuyện là con tôi bị bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã 4 tháng qua nhưng gia đình tôi chưa được gặp cháu. Không biết trong đó cháu thế nào có ổn không. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục, cách thức để được gặp con trong trại giam. Xin cảm ơn Luật sư.

    TRẢ LỜI:

    Luật sư giỏi hình sự Bình Thạnh - Luật sư chuyên bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, bị cáo Công ty Luật TNHH LHLegal giải đáp thắc mắc trên như sau:

    Điều 9 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 đã quy định rõ 1 trong những quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là: “Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

    Theo đó luật này cũng giải thích rõ:

    Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

     

     

    Căn cứ theo những gì luật định thì anh muốn thăm nuôi con đang bị tạm giữ, tạm giam là đúng với quy định của pháp luật. Quy định, trình tự, thủ tục thăm nuôi thực hiện như sau:

    Quy định về thời gian thăm nuôi:

    Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.

    Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng

    Trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

    Giấy tờ, Hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục thăm nuôi

    Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

    Thẩm quyền giải quyết thủ tục thăm nuôi

    Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

    Thêm một lưu ý để khi thăm nuôi con ở trại tạm giữ, tạm là: 

    Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.

    Nếu người nhà và người bị tạm giam tạm giữ có các yêu cầu về giao dịch dân sự thì cơ quan đang thụ lý vụ án sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

    Khi có yêu cầu từ người thân thì cơ quan đang thụ lý vụ án sẽ có ý kiến ngay bằng văn bản xem xét đồng ý cho gặp hoặc không cho gặp. người bị tạm giữ, tạm giam. Trong đó sẽ nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp. Lúc này cơ sở giam giữ sẽ thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân khi đến thăm gặp.

    Các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân

    Các trường hợp này được quy định tại khoản 4, Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cụ thể:

    • Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

    • Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

    • Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

    • Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

    • Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

    • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

    • Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ , chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

    • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật.

    Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định thăm nuôi người bị tạm giữ, tạm giam. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin bổ ích cho gia đình mình. Nếu cần Luật sư tư vấn lĩnh vực luật hình sự, Luật sư chuyên bào chữa tranh tụng các vụ án hình sự vui lòng liên hệ:

    𝗖𝗢̂𝗡𝗚 𝗧𝗬 𝗟𝗨𝗔̣̂𝗧 𝗟𝗛𝗟𝗘𝗚𝗔𝗟

    Hotline: 1900 2929 01

    Email: hoa.le@luatsulh.com

    Web: www.luatsulh.com

    Trụ sở: 17A Phan Bội Châu, P2, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

     

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat