Mẫu đơn từ chối nhận con theo quy định Luật hôn nhân và gia đình

Việc viết đơn từ chối nhận con đúng cách sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình và giải quyết được tình huống nhanh chóng nhất. Vậy làm sao để từ chối nhận con, pháp luật có những quy định gì về vấn đề này? Bạn hãy cùng Luật sư LHLegal theo dõi nhé!

Mẫu đơn từ chối nhận con là gì?

Trước tiên bạn cần hiểu từ chối nhận con là gì? Từ chối nhận con là trong quan hệ hôn nhân, một khi có chứng cứ chứng minh rằng con được người vợ sinh ra không phải con ruột của mình thì chồng có quyền từ chối nhận con.

Mẫu đơn từ chối nhận con là hình thức văn bản được quy định để giải quyết các trường hợp sử dụng đơn này để thể hiện ý muốn từ chối nhận con.

Mẫu đơn từ chối nhận con là văn bản dùng để thể hiện ý muốn từ chối nhận con

Đơn từ chối nhận con là văn bản chứa đựng những nội dung về thông tin của người làm đơn, thông tin về con cái và những lý do tại sao lại từ chối nhận con,... Hơn thế nữa, đơn này còn là cơ sở để cơ quan nhà nước, Tòa án nhân dân xem xét và giải quyết vấn đề mà người làm đơn muốn từ chối nuôi con.

Lý do nên dùng đơn từ chối nhận con

Quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết việc từ chối nhận con    

Điều 88  Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc xác định cha, mẹ:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân được xem là con chung của vợ chồng

Bên cạnh đó, tại mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quy định:

“Khi có người yêu cầu Tòa án xác định người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định ADN. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định ADN.”

Để giảm được chi phí và thời gian đi lại, bạn cần nộp đơn từ chối nhận con đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn thường trú là nơi có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên bạn cũng cần cung cấp bằng chứng cho Tòa án để chứng minh được rằng đứa trẻ đó không phải là con của bạn.

Xem thêm: Con tôi không phải con ruột làm sao để từ chối nhận con? Có thể ly hôn được không?

Quy định của pháp luật về điều kiện từ chối nhận con

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có thể thấy quan hệ bố, mẹ, con được xác định khi con được sinh ra trong hoặc trước khi đăng ký kết hôn. Cụ thể con được xem là con chung của vợ chồng trong trường hợp:

  • Sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ.

  • Do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì dù có thực hiện thủ tục ly hôn vẫn được xác định là con chung của vợ chồng.

  • Sau khi người vợ sinh con trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thì vẫn được xem người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy khi con được sinh ra vẫn được xem là con chung của vợ chồng.

  • Trước ngày đăng ký kết hôn mà vợ sinh con thì sau khi đăng ký kết hôn, cha mẹ thừa nhận đây là con chung.

Do vậy, khi thuộc trong 4 trường hợp trên, người con được sinh ra sẽ là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 khẳng định:

“2. Trong trường hợp bố, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Vì vậy, nếu như không muốn thừa nhận con, bố mẹ có thể gửi yêu cầu đến Tòa án nhân dân và cung cấp chứng cứ để Tòa xác nhận đây không phải là con chung.

Bạn có thể gửi yêu cầu đến Tòa án và cung cấp chứng cứ để Tòa xác nhận đây không phải là con chung

Mẫu đơn từ chối nhận con theo quy định mới nhất

Tải mẫu đơn từ chối nhận con tại đây:

Hướng dẫn viết đơn từ chối nhận con

(1) Điền ngày tháng năm làm đơn từ chối nhận con.

(2) Ghi rõ tên cơ quan nhận đơn tại Tòa án nhân dân cấp hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh (nếu có yếu tố quốc tế)

(3) Điền đầy đủ thông tin của người từ chối nhận con gồm: Họ tên, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, số CMND/CCCD, HKTT, địa chỉ, SĐT, email, Fax (nếu có).

(4) Điền rõ thông tin của người con gồm:  Họ tên, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, số CMND/CCCD, HKTT, địa chỉ, quan hệ với người làm đơn.

(5) Trình bày sự việc dẫn đến quyết định từ chối nhận con.

(6) Nêu những yêu cầu về việc từ chối nhận con và chứng tỏ bản thân muốn con được hưởng điều kiện tốt hơn.

Trên đây là mẫu đơn từ chối nhận con và những thông tin liên quan, hy vọng giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý, hãy liên hệ với tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình LHLegal thông những hình thức sau để được hỗ trợ nhanh chóng nhất:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí