Xây nhà xong mới xin giấy phép xây dựng có được không?

>>> Xây nhà trên đất không có thổ cư được không?

>>> Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý ra sao?

Hiện nay không ít người dân thiếu hiểu biết về pháp luật, xây dựng nhà xong rồi mới đi xin giấy phép xây dựng. Vậy xây nhà xong rồi mới xin giấy phép xây dựng có bị sao không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

Xây nhà xong mới xin giấy phép có vi phạm pháp luật?

Có thể hiểu rằng giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có nhu cầu xây dựng để thực hiện việc xây dựng mới, tiến hành sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Trường hợp xây dựng nhà, công trình không thuộc trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng thì bắt buộc phải xin Giấy phép xây dựng trước khi xây dựng. Có nghĩa rằng, không được phép xây xong nhà, công trình rồi mới xin cấp Giấy phép xây dựng. Nếu xây dựng nhà xong rồi mới xin phép là trái với quy định của pháp luật, hành vi này sẽ quy thành xây dựng nhà mà không xin giấy phép.

Tại Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 nêu rõ:

“1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Trước khi xây nhà phải xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật

Như vậy, trước khi xây dựng công trình nhà ở cần phải xin Giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Theo đó, Giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới;

  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

  • Giấy phép di dời công trình;

  • Giấy phép xây dựng có thời hạn.

Xây dựng nhà mà không xin giấy phép sẽ bị phạt như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Trong đó, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng nhưng theo quy định phải có giấy phép xây dựng thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 như sau:

  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

  • Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 140 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền như trên, tổ chức còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm. Trường hợp đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính; đồng thời yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

Xây dựng nhà mà không xin phép sẽ bị phạt tiền và buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm

Ngoài ra người vi phạm còn phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.

Lưu ý:

Các mức phạt trên là áp dụng đối với tổ chức, căn cứ theo điểm c Khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì mức phạt đối với cá nhân sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Nếu là cá nhân vi phạm không có giấy phép xây dựng thì bị xử phạt như sau:

  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

  • Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

  • Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

Những trường hợp được miễn xin cấp phép xây dựng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), công trình xây dựng thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì được miễn Giấy phép xây dựng, cụ thể:

  • Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

  • Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

  • Công trình xây dựng tạm;

  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình thuộc trường hợp được miễn xin cấp phép xây dựng

  • Trong đó, nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

  • Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

  • Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp Giấy phép xây dựng theo quy định;

  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Theo Khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ cấp phép xây dựng gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;

  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định;

  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở;

Thủ tục xin giấy phép xây dựng gồm các bước:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại UBND cấp huyện nơi bạn cần xây dựng nhà ở.

  • Bước 2: Cơ quan thẩm quyền sẽ ghi giấy biên nhện nếu như hồ sơ đầy đủ và đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để người xin giấy phép hoàn thiện hồ sơ.

  • Bước 3: Cơ quan cấp phép sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ đối với các quy định hiện hành. Nếu hồ sơ chưa phù hợp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản. Nếu hồ sơ chính xác và đầy đủ thì cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành cấp phép xây dựng cho người xin phép.

  • Bước 4: Cá nhân, tổ chức xin cấp sẽ nhận giấy phép tại nơi nhận hồ sơ để nhận kết quả và tiến hành nộp lệ phí theo quy định pháp luật.

Tại Điểm e Khoản 1 Điều 102 Luật xây dựng 2014 quy định thời gian xin giấy phép là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét cấp phép xây dựng cho cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép. Nếu cần xem xét thêm thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản đến chủ đầu tư, thời hạn không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

Liên hệ luật sư giỏi về nhà đất tại quận 3 TPHCM

Đất đai là một lĩnh vực khó, các quy định về pháp luật đất đai còn chồng chéo và khó khăn khi thực hiện các thủ tục, đặc biệt xin cấp giấy phép khi xây dựng. Nếu người thực hiện các quy trình, thủ tục không nắm rõ các quy định pháp luật dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức dẫn đến khó khăn khi giải quyết.

Điều nên làm lúc này, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư giỏi nhà đất tại quận 3 LHLegal, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị: Chuẩn bị hồ sơ liên quan đến việc thực hiện thủ tục, đại diện cho Quý khách hàng làm việc với Cơ quan chức năng trong quá trình tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc. Nếu cần tìm Luật sư giỏi đất đai vui lòng liên hệ chúng tôi qua các cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí