logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý ra sao?

Xây nhà trên đất chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ bị xử lý như thế nào? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

    Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý ra sao?

    Câu hỏi:

    Xin chào Công ty Luật LHLegal, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:

    Tôi có mảnh đất nông nghiệp dùng để trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, năm ngoái tôi có cất một ngôi nhà trên đó nhưng chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vậy cho tôi hỏi hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Xin chân thành cảm ơn Quý Luật sư.

    Trả lời:

    Công ty luật LHLegal cảm ơn bạn đã tin tưởng nhờ chúng tôi tư vấn pháp luật, Luật sư LHLegal xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

    Xây dựng trên đất nông nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật

    Theo Điều 12 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) thì các hành vi bị nghiêm cấm được quy định như sau:

    “Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.

    2. Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.

    3. Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

    4. Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

    5. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định của Luật này.

    6. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

    7. Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

    8. Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

    9. Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.

    10. Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

    11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

    12. Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.

    13. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

    14. Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật”.

    Xem thêm: Cách xử lý hàng xóm lấn chiếm đất của mình để xây nhà

    Xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử lý ra sao?

    Theo Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi sử dụng đất sai mục đích đất nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt tiền sẽ tùy theo diện tích đất và loại đất mà bạn sử dụng sai mục đích.

    Do đó, để tiếp tục sử dụng Nhà ở trên đất nông nghiệp hợp pháp, gia đình bạn cần tiến hành thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ xác lập quyền sử dụng hợp pháp đối với phần đất xin chuyển mục đích sử dụng đất và làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và nộp hồ sơ lên Ủy ban Nhân dân cấp xã để xin xét duyệt.

    Để tiếp tục sử dụng nhà trên đất nông nghiệp, bạn cần làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng

    Để tiếp tục sử dụng nhà trên đất nông nghiệp, bạn cần làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng

    Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP như trên thì việc sử dụng đất sai mục đích còn có thể dẫn đến bị thu hồi đất căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

    “Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

    1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

    a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.”

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu bạn đã bị Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà vẫn tiếp tục vi phạm và cũng không tiến hành thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì bạn có thể bị thu hồi phần đất này và buộc tháo dỡ công trình nhà ở xây dựng trên đất.

    Nếu tiếp tục sử dụng mà không xin chuyển mục đích bạn sẽ bị thu hồi đất

    Nếu tiếp tục sử dụng mà không xin chuyển mục đích bạn sẽ bị thu hồi đất

    Thủ tục xây nhà trên đất nông nghiệp

    Để có thể xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

    • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư này.

    • Giấy chứng nhận QSDĐ/ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ/ Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Tiếp đó, cơ quan sẽ trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

    Khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Toàn bộ nội dung trả lời trên đây có giá trị giới hạn trong phạm vi yêu cầu, tình tiết sự việc cụ thể của câu hỏi tại đầu bài viết. Mọi trích dẫn, áp dụng câu trả lời nêu trên đều phải ghi rõ nguồn từ Công ty Luật TNHH LHLegal. Nếu áp dụng câu trả lời trong bài viết này cho bất kỳ câu hỏi, sự việc nào khác với bài viết đều có thể không có giá trị và phải tự chịu trách nhiệm bởi người trích dẫn.

    Nếu quý Khách hàng, đọc giả có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu trợ giúp pháp lý, xin vui lòng liên hệ lại luật sư giỏi về tranh chấp đất đai LHLegal theo thông tin sau đây:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat