>>> Đổi tiền mới, tiền lẻ để kiếm lời dịp Tết 2023 bị phạt bao nhiêu?
>>> Đòi tiền bồi dưỡng khi trả lại của rơi có vi phạm pháp luật?
Hằng năm, vào thời điểm cận Tết, nhu cầu đổi tiền mới mệnh giá nhỏ để lì xì, biếu tặng tăng cao. Nhiều người tìm đến các dịch vụ đổi tiền qua mạng xã hội hoặc các địa điểm không chính thức, dù biết rõ phải chịu chi phí chênh lệch cao. Tuy nhiên, thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung tiền lẻ mà còn làm phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật.
Thời điểm này, nhiều nhân viên ngân hàng bị đẩy vào thế khó khi họ luôn phải tìm cách từ chối khéo, không để mất lòng khách hàng, người thân. Bởi từ năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế cấp tiền mới cho các ngân hàng, đặc biệt là tiền mệnh giá từ 10.000 - 50.000 đồng dẫn đến nguồn cung hạn chế, trong khi tình trạng người dân nhờ đổi tiền mới luôn tiếp diễn tại các ngân hàng.
Trong khi kênh chính thống là ngân hàng không đổi tiền mới dịp Tết, thì nhu cầu này vẫn tăng cao. Điều đó đã tạo cơ hội cho các dịch vụ đổi tiền online xuất hiện.
Hiện nay, có hàng trăm bài viết quảng cáo về dịch vụ đổi tiền trên các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, thậm chí là… Threads. Các hội, nhóm đổi tiền lẻ, tiền mới hoạt động sôi nổi với thành viên tham gia đông đảo.
Bên cạnh những lời quảng cáo như “phí đổi thấp”, “cam kết tiền thật”, “tiền nguyên seri”, “cam kết tiền mới”..., các chủ tài khoản còn sẵn sàng giao tiền tận nơi và cho kiểm tra trước khi nhận tiền.
Hầu hết các “đại lý buôn tiền” đều công khai phí dao động từ 5-8% giá trị số tiền được đổi. Phí đổi sẽ biến động liên tục, càng gần Tết thì phí càng tăng, tuỳ vào độ hút hàng của mệnh giá như: Tiền độc, tiền hiếm: Số seri đẹp, theo ngày tháng năm sinh,…; ngoại tệ của nhiều nước.
Chẳng hạn, một tờ 5.000 đồng có đuôi số seri theo ngày tháng năm sinh (ví dụ như khách sinh ngày 09/3/1975 thì đuôi số seri sẽ là 931975) có giá 160.000 đồng, còn một tờ polymer 200.000 đồng mang seri tương tự sẽ có giá 400.000 đồng.
Đa dạng các loại tiền như:
Tiền 2 USD rắn mạ vàng;
Cặp tiền xu Úc rắn mạ vàng, bạc kèm túi gấm đỏ có giá 80.000 đồng/cặp;
Tiền xu Phật Tổ Như Lai có giá 60.000 đồng/xu;
Tiền xu Hồng Kông thần tài mạ vàng giá 60.000 đồng/xu…được xem là hợp xu hướng năm Ất Tỵ.
Có thể thấy, càng gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhu cầu đổi tiền lẻ (tiền mới) để lì xì hoặc chuẩn bị cho các hoạt động tiêu dùng càng lớn, điều này đã tạo cơ hội cho các dịch vụ đổi tiền online xuất hiện. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân đổi tiền mới, tiền lẻ để lì xì, biếu đối tác để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn tinh vi, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền.
Gần Tết nhu cầu đổi tiền mới để lì xì ngày càng lớn
Nhất là khi hoạt động đổi tiền lẻ, tiền mới thường giao dịch qua mạng. Có người khi nhận về cọc tiền bị rút ruột, thiếu tiền, không đúng số seri, tiền cũ nát, tiền giả…Thậm chí nhiều trường hợp các đối tượng đăng tin giả, khi người dân chuyển tiền xong thì “bùng” luôn số tiền cọc, tiền đổi và chặn tài khoản.
Khi tham gia giao dịch bất hợp pháp như đổi tiền, “mua bán tiền” qua mạng, người dân không được bảo đảm quyền lợi, khó khiếu nại.
Thông thường, những người “sập bẫy” các chiêu lừa đảo và bị đổi tiền giả đều không dám trình báo đến các cơ quan chức năng vì sợ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán tiền giả. Bởi theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi hành vi thu, đổi tiền mới, tiền lẻ của cá nhân, tổ chức nhằm hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng không được phép, đều vi phạm quy định pháp luật và phải được ngăn chặn, xử lý nghiêm.
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất được phép phát hành, in ấn và cung ứng tiền tệ.
Căn cứ khoản 1 Điều 12, Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN Quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, các hoạt động đổi tiền chỉ được thực hiện tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp phép. Bất kỳ hành vi tự ý đổi tiền để thu lợi đều không phù hợp với quy định pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), khoản 1 Điều 12, Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN, việc đổi tiền mới hoặc tiền có số seri đẹp nhằm thu lợi chênh lệch bị coi là hành vi vi phạm pháp luật vì:
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tiền tệ;
Gây ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông tiền tệ và quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Theo điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2021, 2023), hành vi đổi tiền trái pháp luật có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm. Trường hợp tổ chức có hành vi đổi tiền trái pháp luật sẽ bị xử phạt gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân, từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Như đã phân tích, nếu tiền tệ đem ra trao đổi là tiền giả thì có thể cấu thành Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tại Điều 207 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nếu trao đổi tiền tệ là tiền giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Nghị định 43/2021/NĐ-CP) quy định, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đổi tiền trái pháp luật bao gồm:
Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Trưởng đoàn thanh tra có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức có hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.0000 đồng
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Trưởng đoàn thanh tra có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức có hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.0000 đồng.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân nên: Cảnh giác trước những đối tượng không quen biết, tuyệt đối không đổi tiền qua mạng xã hội để tránh trở thành nạn nhân, tiếp tay cho các hành vi lừa đảo. Người dân chỉ nên sử dụng các dịch vụ đổi tiền của ngân hàng, công ty tài chính hoặc các cơ sở kinh doanh có uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp.
Trước khi giao dịch với bất kỳ dịch vụ trên mạng xã hội, người dân hãy kiểm tra các phản hồi từ khách hàng cũ, các đánh giá hoặc các chứng chỉ pháp lý của dịch vụ; so sánh tỷ giá chênh lệch với thị trường, không nên tin vào những dịch vụ tỷ giá quá cao so với thị trường.
Mặt khác, theo quy định hiện hành, ngoài Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại,…), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước thì mọi hoạt động thu, đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp.
Trong không khí Tết cận kề, việc giữ gìn các giá trị truyền thống như lì xì hay trao tặng quà tết là điều đáng quý, nhưng cần được thực hiện một cách đúng pháp luật. Người dân nên đổi tiền mới tại các ngân hàng hoặc tổ chức được cấp phép, tránh xa các hoạt động đổi tiền trái phép để không vi phạm pháp luật. Cùng với việc nâng cao ý thức tuân thủ, các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát và xử lý nghiêm minh nhằm đảm bảo trật tự, an toàn trong lĩnh vực tiền tệ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01