logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Đòi tiền bồi dưỡng khi trả lại của rơi có vi phạm pháp luật?

Hiện nay vì nhiều lý do mà bạn có thể đánh mất tài sản, làm rơi giấy tờ, tiền bạc, trang sức,... Tuy nhiên có nhiều trường hợp người nhặt được tài sản của bạn không chịu trả lại nếu không có tiền bồi dưỡng. Vậy trường hợp đòi tiền bồi dưỡng mới chịu trả lại của rơi có vi phạm pháp luật? Họ sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề trên.

    Đòi tiền bồi dưỡng khi trả lại của rơi có vi phạm pháp luật?

    Câu hỏi:

    Chào Luật sư, chuyện là em bị mất ví trong đó có rất nhiều giấy tờ cá nhân quan trọng và 3 triệu đồng tiền mặt được người ta nhặt được nhưng người này lại đòi em bồi dưỡng 3 triệu đồng "uống cà phê" mới cho nhận lại. Thật sự đây là tiền đầu tháng ba mẹ cho em đi học, em cũng là sinh viên nên không có tiền. Em có xin họ và trình bày hoàn cảnh nhưng người ta bảo, thực ra họ có thể lấy luôn và nói là khi nhặt được ví đã không thấy tiền, nhưng họ không thích vậy mà muốn đề nghị rõ ràng thế cho "sòng phẳng". Em đang rất bối rối vì đây vừa là ân nhân và cũng vừa là người đặt em vào thế khó. Luật sư cho em hỏi em phải làm sao và hành vi đòi tiền bồi dưỡng khi trả lại của rơi này có vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn Luật sư.

    Nội dung tư vấn:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Luật sư LHLegal, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

    Cách xử lý khi bị đòi tiền bồi dưỡng để trả lại của rơi

    Đối với việc nhặt được của rơi trả cho người mất hay thông báo với cơ quan công an là nghĩa vụ của người dân. Nếu nhặt được của rơi mà không trả, bị phát hiện cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

    Riêng với trường hợp nhặt được tài sản của người khác sau đó lại “cưỡng đoạt” tiền của nạn nhân trên chính tài sản mình nhặt được cũng là một hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

    “2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

    b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

    e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

    b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

    Theo đó hành vi của người nhặt được của rơi đòi tiền bồi dưỡng là hành vi dùng thủ đoạn để buộc người khác đưa tiền. Hành vi của người này có thể bị phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng và có thể áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.

    Nếu người nhặt được ví tiền của bạn và yêu cầu phải đưa tiền bồi dưỡng thì mới trả lại thì bạn có thể trình báo đến cơ quan công an gần nhất để nhờ họ vào cuộc giúp bạn nhận lại tài sản của mình.

    Trình báo công an gần nhất để nhờ họ giúp bạn nhận lại tài sản

    Trình báo công an gần nhất để nhờ họ giúp bạn nhận lại tài sản

    Tuy nhiên như bạn nói đây có thể là ân nhân của bạn nên để “dĩ hoà vi quý" bạn cũng nên thỏa thuận với người nhặt được ví tiền của mình và phân tích cho họ hiểu hành vi của họ thật chất là vi phạm pháp luật và dĩ nhiên đôi bên đều không muốn dắt nhau lên cơ quan công an uống trà đúng không.

    Xem thêm: Nhặt được của rơi không trả lại phạm tội gì? Tự ý sử dụng có bị phạt tù?

    Không trả lại tài sản nhặt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Ngoài ra nếu như người nhặt được ví tiền của bạn vẫn không chịu trả lại thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) quy định về hành vi nhặt được của rơi không trả lại như sau:

    • Bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm đối với trường hợp chiếm giữ tài sản trị giá từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng;

    • Bị phạt từ từ 1 đến 5 năm đối với trường hợp chiếm giữ tài sản từ 200 triệu đồng trở lên.

    Nếu như người nhặt được ví tiền vẫn không chịu trả nếu bạn không đưa tiền bồi dưỡng thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Trên đây tư vấn pháp luật hình sự LHLegal đã giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề đòi tiền bồi dưỡng khi trả lại của rơi có vi phạm pháp luật? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc bạn cần tư vấn pháp lý, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay Luật sư LHLegal nhé!

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng:
    Facebook chat