Hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ kiếm lời dịp Tết là vi phạm pháp luật
Trong 1 tháng đổ lại đây, thị trường đổi tiền lẻ phục vụ nhu cầu mừng tuổi, lễ chùa đầu năm đã bắt đầu nhộn nhịp. Chỉ cần gõ tìm kiếm cụm từ “đổi tiền lẻ”, hàng triệu kết quả được hiện ra chỉ trong chưa đầy 01 giây.
Nắm bắt nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới dịp cận tết của người dân, hàng loạt những quảng cáo, giới thiệu về dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ đang tràn lan trên mạng. Thậm chí, có hẳn các trang web riêng được lập ra chỉ phục vụ đổi tiền lẻ. Trên mạng xã hội Facebook, hoạt động này lại càng sôi động hơn bao giờ hết với đủ mọi phương thức. Thị trường đổi tiền lẻ năm nay có thể thấy, những loại tiền có mệnh giá càng nhỏ thì chi phí đổi tiền càng cao và ngược lại.
Theo đó, các cá nhân rêu rao trên mạng với số tiền mệnh giá 1.000 - 2.000 đồng thì phí đổi dao động từ 20 - 30%, tiền mệnh giá 5.000 đồng có phí đổi từ 15 - 20%; tiền mệnh giá 10.000 - 20.000 đồng có phí đổi từ 10 - 15%; tiền mệnh giá 50.000 đồng có phí đổi trung bình khoảng 7%; tiền mệnh giá 100.000 - 200.000 đồng có phí đổi khoảng 5%,...
Tuy nhiên thực tế các hành vi đổi tiền ăn chênh lệch trên là vi phạm pháp luật. Bởi chỉ có các tổ chức được quy định tại Điều 12, 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN mới có quyền thu, đổi tiền, cụ thể là:
“Ngân hàng Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng; chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài; Kho bạc Nhà nước mới được phép thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân”.
Như vậy, ngoài những nơi đã quy định thì việc các cá nhân, tổ chức khác thực hiện hoạt động đổi tiền ăn chênh lệch đều là trái luật.
Mức phạt hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới để kiếm lời mới nhất 2023
Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì:
“Điều 30. Vi phạm quy định quản lý tiền tệ và kho quỹ
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định pháp luật;”
Theo đó, cá nhân cho đổi tiền mới, tiền lẻ để hưởng phần trăm chênh lệch hoặc đổi tiền để thu phí,… là hành vi trái với quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 20 - 40 triệu đồng.
Cùng hành vi, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Như vậy, tổ chức nào có hành vi cho đổi tiền với mục đích kiếm lời sẽ bị xử phạt hành chính từ 40 - 80 triệu đồng.
Tết này, đổi tiền lẻ ở đâu là hợp pháp và không bị mất phí?
Hiện nay các cơ quan, tổ chức sau được phép thực hiện thu, đổi tiền cho các tổ chức, cá nhân gồm:
- Ngân hàng Nhà nước;
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
- Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; tổ chức tín dụng;
- Chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài;
- Kho bạc Nhà nước mới...
Khách hàng khi đổi tiền mới, tiền lẻ tại các cơ quan, tổ chức trên đây sẽ không phải trả phí chênh lệch.
Uống rượu, bia lái xe ngày Tết có thể bị phạt đến 40 triệu đồng (12.01.2023)
Năm 2023, những công dân này nếu không đổi sang CCCD gắn chip sẽ bị xử phạt (29.12.2022)
Bỏ sổ hộ khẩu từ 01/01/2023, người dân cần dùng giấy tờ gì để thay thế? (26.12.2022)
Dịch vụ xin cấp thẻ tạm trú uy tín tại Việt Nam (14.12.2022)
Hướng dẫn quy trình xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (14.12.2022)
Dịch vụ gia hạn visa uy tín cho người nước ngoài tại Việt Nam (13.12.2022)
Thủ tục xin cấp visa (thị thực) nhập cảnh cho người nước ngoài (13.12.2022)
LHLegal cung cấp dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài (13.12.2022)