Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín có thể bị xử phạt tù

>>> Đừng để một dòng trạng thái khiến bạn hầu tòa! 6 sai lầm phổ biến trên internet

>>> Tội phạm công nghệ cao là gì? Biện pháp ngăn chặn hiệu quả năm 2025

Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín là gì?

Bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín là một quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, bảo đảm rằng các thông tin liên lạc riêng tư của cá nhân không bị tiết lộ, xâm phạm hoặc sử dụng trái phép. 

Hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín là những hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân trong việc trao đổi thông tin qua thư từ, điện thoại, điện tín. Các hành vi vi phạm phổ biến bao gồm:

  • Tự ý bóc mở, thu giữ thư tín, điện tín của người khác mà không được sự đồng ý của họ hoặc không có căn cứ pháp luật.

  • Nghe lén, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc điện thoại nhằm thu thập thông tin riêng tư của cá nhân, tổ chức. 

  • Chiếm đoạt, làm giả, sửa đổi nội dung thư tín, điện tín để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. 

  • Tiết lộ, sử dụng trái phép nội dung thông tin thu thập được từ thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 

  • Cản trở việc gửi, nhận thư tín, điện thoại, điện tín hợp pháp của cá nhân, tổ chức. 

  • Lợi dụng quyền hạn để kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín trái pháp luật, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật (ví dụ: điều tra tội phạm có lệnh của tòa án).

Quy định pháp luật về bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Theo khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau: 

“Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín như sau: 

“3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.”

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 9 Luật Viễn thông năm 2023 quy định về hành vi cấm trong hoạt động viễn thông như sau: 

“2. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.”

Từ các quy định trên, bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín là quyền của mọi công dân, được pháp luật bảo vệ. Hành vi xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín được xem là hành vi trái pháp luật. 

Bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín là quyền của mọi công dân

Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Theo điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau: 

“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”

Theo quy định trên, hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi trên còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, bao gồm: 

  • Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu.

  • Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh.

Đồng thời, căn cứ điểm e, m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau: 

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”

Theo quy định trên, hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật hoặc tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Quy định pháp luật 

Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau:

“Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

đ) Làm nạn nhân tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo quy định trên, người nào có hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín có thể bị phạt tù

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dấu hiệu pháp lý 

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được cấu thành khi thỏa mãn các yếu tố sau: 

Khách thể: tội này xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín hoặc các hình thức trao đổi riêng tư khác của người khác. 

Mặt khách quan: tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được biểu hiện thông qua các hành vi phạm tội như sau: 

  • Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

  • Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

  • Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

  • Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

  • Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Chủ thể: người phạm tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác là người đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự. 

Mặt chủ quan: hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội này nhận thức rõ hành vi phạm tội trên gây nguy hiểm cho xã hội, nhìn thấy trước được hậu quả nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội. 

Cần làm gì khi bị xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín

Nếu bạn bị xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, bạn nên thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi của mình:

1. Thu thập bằng chứng:

Trước tiên, bạn cần xác định rõ hành vi xâm phạm và thu thập bằng chứng để làm cơ sở khi làm việc với cơ quan chức năng. Các bằng chứng có thể bao gồm: 

  • Ảnh chụp màn hình tin nhắn, email bị xâm nhập. 

  • Ghi âm, ghi hình nếu phát hiện ai đó nghe lén hoặc thu thập thông tin trái phép. 

  • Nhật ký cuộc gọi hoặc thông tin đăng nhập bất thường vào tài khoản cá nhân.

2. Đổi mật khẩu và bảo mật thông tin cá nhân:

  • Nếu tài khoản email, mạng xã hội hoặc điện thoại của bạn bị xâm nhập, hãy đổi ngay mật khẩu và kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) để tăng cường bảo mật. 

  • Nếu nghi ngờ bị theo dõi hoặc nghe lén điện thoại, khởi động lại điện thoại và kiểm tra cài đặt bảo mật.

3. Liên hệ với nhà mạng hoặc nhà cung cấp dịch vụ:

  • Nếu bị theo dõi điện thoại hoặc tin nhắn, hãy liên hệ với nhà mạng (Viettel, Mobifone, Vinaphone,…) để kiểm tra và chặn các thiết bị, phần mềm lạ có thể đang can thiệp vào liên lạc của bạn. 

  • Nếu tài khoản email, mạng xã hội bị hack, hãy báo cáo với nhà cung cấp dịch vụ như Google, Facebook để khóa tài khoản tạm thời và khôi phục quyền kiểm soát.

4. Báo cáo cơ quan chức năng

Nếu hành vi xâm phạm nghiêm trọng, bạn nên nộp đơn tố cáo đến cơ quan chức năng: 

  • Công an phường/xã nơi bạn sinh sống để lập biên bản sự việc. 

  • Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05) - Bộ Công an nếu bị xâm phạm qua Internet. 

  • Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông nếu bị lộ thông tin qua nhà mạng hoặc dịch vụ trực tuyến.

5. Nhờ luật sư tư vấn và hỗ trợ pháp lý

Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ luật sư giỏi để bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất. Trường hợp có phát sinh thiệt hại do hành vi xâm phạm trên gây ra, bạn có thể nhờ luật sư xem xét, tư vấn cách yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Nếu bạn đang cần tìm kiếm luật sư giỏi, bạn có thể liên hệ ngay đến LHLegal – đội ngũ luật sư giỏi của chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất với chi phí dịch vụ ưu đãi nhất. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí