Vụ 04 cảnh sát đánh người ở Sóc Trăng: cảnh sát có quyền đánh người vi phạm?

Diễn biến vụ cảnh sát đánh người ở Sóc Trăng

Liên quan đến clip cảnh sát đánh 2 thiếu niên tới tấp được lan truyền trên mạng xã hội, tối 28/9, đại tá Lâm Thành Sol, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, quan điểm Ban Giám đốc Công an tỉnh là cán bộ, chiến sĩ nào sai đến đâu, xử lý nghiêm đến đó theo quy định.

Hình ảnh từ đoạn clip ghi lại cảnh CSGT đánh người

Theo xác minh bước đầu, sự việc xảy ra vào lúc 15h ngày 25/9 Tổ tuần tra thuộc Đội CSGT-TT Công an thị xã Vĩnh Châu có 5 người do đại úy H.T.A, Phó Đội trưởng, Tổ trưởng và 4 cán bộ là Tổ viên, gồm: đại úy C.M.T; trung úy N.Q.T.; đại úy T.M.Đ. và thượng úy Đ.T.P. phát hiện 1 học sinh điều khiển xe mô tô hiệu Exciter chở theo 1 học sinh khác đi ngược chiều. Tổ tuần tra nghi 2 em sử dụng rượu, bia và chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Khi Tổ tuần tra ra tín hiệu dừng phương tiện, đối tượng không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng qua các tuyến đường Nam Sông Hậu - Lê Lai - Trưng Nhị - 30/4 - huyện lộ 43 - Nam Sông Hậu (xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu) với quãng đường khoảng 30km.

Khi đến địa bàn ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải (khu vực cơ sở thu mua tôm ông Sái), lực lượng làm nhiệm vụ mới dừng được phương tiện.

Do quá không kiềm chế được trước hành vi của 2 người đi xe máy, nên 3 cán bộ N.Q.T., C.M.T và Đ.T.P. đã có hành vi bạo lực với 2 thiếu niên, bị camera giám sát của nhà kho ghi lại.

Sau đó Tổ công tác đưa người và phương tiện về trụ sở Công an xã để làm việc.

Sau khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng cũng đã chỉ đạo tạm đình chỉ 4 cán bộ, chiến sĩ Công an thị xã Vĩnh Châu tham gia ca trực ngày 25/9. Đồng thời, yêu cầu Công an thị xã Vĩnh Châu báo cáo toàn bộ vụ việc để có hướng xử lý tiếp theo.

Quyền hạn của cảnh sát giao thông

Từ vụ việc trên nhiều người dân đặt câu hỏi quyền hạn của cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ là gì?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm sát gồm:

  • Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông); theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này; quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông; giấy tờ của phương tiện giao thông; giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật. Kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

  • Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ; trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát giao thông được dùng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm giao thông

  • Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông; hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra, hoặc có nguy cơ xảy ra; Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra; kiểm soát được huy động phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân; người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.

  • Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

  • Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định. Phân lại luồng, phân lại tuyến; nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông. Hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

  • Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Toàn cảnh vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu

Cảnh sát có quyền đánh người vi phạm?

Thể theo quy định quyền hạn của CSGT thì hiện tại không có quy định nào cho phép Cảnh sát giao thông được đánh người tham gia giao thông. Ngay cả khi người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ.

Trường hợp người vi phạm mà chống đối thì Cảnh sát giao thông có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn; đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ không được phép đánh người vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn trong xử lý vi phạm giao thông đường bộ như:

  • Tạm giữ phương tiện vi phạm;

  • Tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề

  • Khám xét phương tiện vận tải…. 

Nếu hành vi chống đối của người vi phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xét thấy cần thiết phải ngăn chặn bằng biện pháp dùng vũ lực; thì Cảnh sát giao thông có thể tấn công đối tượng để không chế. Tuy nhiên, hành vi đánh người này cũng chỉ được coi là hợp pháp nếu thuộc trường hợp “phòng vệ chính đáng”;hoặc “tình thế cấp thiết” đã được Bộ luật hình sự quy định. Mọi hành vi có tính chất vượt quá giới hạn đều là vi phạm pháp luật.

Nạn nhân có quyền yêu cầu khởi tố vụ án khi bị CSGT đánh

Quay trở lại vụ việc CSGT đánh học sinh được trích xuất từ camera nhà kho thì các CSGT đã sử dụng nón bảo hiểm đánh liên tiếp nhiều lần vào vùng đầu của thiếu niên, dùng chân đạp vào bụng… là những nơi nguy hiểm của cơ thể. Còn có chiến sĩ đứng nhìn không ngăn cản, trong khi hai thiếu niên chỉ biết ôm đầu chịu trận, đón nhận những cú đánh đạp mạnh của CSGT.

Hành vi của các CSGT là dấu hiệu cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của các thiếu niên, là vượt quá quyền hạn của CSGT khi tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Thông tư 01/2016/TT-BCA.

Việc các CSGT cố ý "đánh người" là dấu hiệu vi phạm của "Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ" theo Điều 137 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Các nạn nhân có quyền yêu cầu giám định thương tích xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể, từ 31% thì có quyền tố giác và yêu cầu khởi tố vụ án.

Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.

Xem thêm về Luật sư hình sự giỏi LHLegal tại đây

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí