Bắt đầu thiết lập đường dây buôn lậu xăng dầu
Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 - 2/2021 Phan Thanh Hữu - Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn TM Phan Lê Hoàng Anh và Đào Ngọc Viễn - Giám đốc Công ty TNHH Đại Dương Hải Phòng cùng các đồng phạm đã thiết lập một đường dây buôn lậu quy mô có sự liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng và còn mua chuộc nhiều cán bộ để tồn gần 200 triệu lít xăng lậu vào Việt Nam. Tổng giá trị hàng phạm pháp gần 2,6 ngàn tỷ đồng.
Theo hồ sơ vụ án, Viễn là người giới thiệu và đưa danh thiếp của chủ hàng ở Singapore cho Hữu để liên hệ. Mỗi lần nhập hàng Hữu trực tiếp mang tiền đô la Mỹ từ 400.000 nghìn đến 1,2 triệu đô la đưa cho người đại diện chủ hàng ở Singapore tại TPHCM có tên là: A Hùng - người Hoa , quốc tịch Singapore, hiện chưa rõ lai lịch cụ thể.
Sau khi nhận được thông tin Hữu đã thanh toán tiền xăng thì Viễn điều động tàu Pacific ocean hoặc là Western Sea từ vùng biển tự do giáp ranh với các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia sang Singapore để nhận xăng rồi đưa lậu về Việt Nam tiêu thụ. Mỗi chuyến vận chuyển xăng về vùng biển Việt Nam, Viễn được hưởng từ phí vận chuyển từ 1,6 đến 2,6 tỷ đồng một chuyến tùy theo trọng lượng tàu. Hữu được hưởng phí vận chuyển từ tàu nhỏ đưa xăng vào nội địa từ 1 tỷ đồng đến 1,8 tỷ đồng một lần. Ngoài ra, Hữu đưa cho Viễn 2000 đô la một chuyến để Viễn trả công cho đối tượng Chuẩn hiện chưa rõ lai lịch, là người môi giới cho Viễn và Hữu mua xăng, kiểm tra hàng hóa của chủ hàng ở Singapore.
Trong suốt quá trình giao nhận vận chuyển xăng nhập lậu, Hữu không cho các thuyền viên trên tàu sử dụng điện thoại mà chỉ có thuyền trưởng các tàu được sử dụng điện thoại liên lạc với Hữu để tránh bị lực lượng chức năng theo dõi phát hiện hành vi vận chuyển xăng nhập lậu.
Công an Đồng Nai phát hiện tàu Nhật Minh đang bơm xăng lậu
Đêm 6/2/2021 công an Đồng Nai phát hiện và bắt giữ tàu Nhật Minh 8 đang bơm xăng lậu qua tàu Nhật Minh 6 và Huỳnh Ngân 2. Kết quả kiểm tra lực lượng chức năng thu giữ trên tàu Nhật Minh 6 217.113 lít xăng, tàu Nhật Minh 8 số lượng 856.240 lít xăng, tàu Huỳnh Ngân 2 số lượng 540.391 lít xăng.
Trong lúc này, một tàu khác của đường dây là Nhật Minh 9 đang vận chuyển 1,5 triệu lít xăng về đến cửa biển Định An, neo đậu ở phao số 0 thuộc huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh để chờ đến lượt vào giao hàng thì thuyền trưởng tàu này nhận được điện thoại không xác định được người gọi báo tin tàu Nhật Minh 8 đã bị bắt và yêu cầu tàu này quay ra biển đến tọa độ quy định trả toàn bộ 1,5 triệu lít xăng về tàu Western Sea.
Bắt giữ tàu Nhật Minh 07 và Nhật Minh 09
Nhận lệnh thuyền trưởng tàu Nhật Minh 9 là Trịnh Xuân Mơ đã liên lạc với thuyền trưởng tàu Western Sea để thống nhất việc trao trả sau đó tàu Nhật Minh 9 vận hành quay ra biển đến vị trí tọa độ đã hẹn trước và bơm trả toàn bộ 1,5 triệu xăng lại cho tàu Western Sea.
Trước khi sự việc vỡ lỡ. Để đối phó với các cơ quan chức năng khi bị kiểm tra, Hữu đã sử dụng pháp nhân Công ty TNHH Hải Minh Nhật lập hợp đồng khống nhận vận chuyển xăng cho Công ty Phan Lê Hoàng Anh do Hữu làm giám đốc. Hữu còn thỏa thuận với Nguyễn Hữu Tứ, Lê Thanh Trung (Công ty Tây Nam) sử dụng chứng từ nhập khẩu xăng của Công ty Tây Nam xuất hóa đơn GTGT.
Về phương thức nhập xăng giữa các tàu Pacific Ocean, tàu Western Sea với các tàu Nhật Minh 07, 08, 09, khi các thuyền trưởng tới gần vị trí neo đậu các tàu trên thì sử dụng bộ đàm Kênh 16 (kênh liên lạc chung của tàu biển) để liên lạc với Trần Văn Việt (thuyền trưởng tàu Pacific Ocean)… Sau đó, các bên chuyển qua Kênh 71 để trao đổi riêng về việc giao, nhận xăng lậu để tránh bị phát hiện. Các lần giao, nhận đều thực hiện vào ban đêm.
Sau khi giao xong, các tàu trên di chuyển, neo đậu về vùng biển OPL (vùng biển tự do, giáp ranh các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia).
Để tránh bị cơ quan chức năng theo dõi. Các bị cáo đã vận chuyển xăng lậu của các tàu Nhật Minh về khu vực nhà nuôi yến của Nguyễn Hữu Tứ trên sông Hậu (ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) trong suốt quá trình giao nhận.
Do xăng nhập lậu màu trắng, Hữu mua bột màu và dung môi cho nhân viên đưa lên tàu pha chế thành màu vàng nhạt (giống xăng trong nước).
Hữu và nhân viên đã dùng bột màu và dung môi để pha chế xăng màu trắng thành vàng nhạt
Xem thêm: Cháu trai gia tộc Nguyễn Lân vướng vòng lao lý
Vận chuyển và bán xăng dầu nhập lậu cho người mua
Có người bán thì dĩ nhiên phải có người mua. Đối tượng mua xăng nhập lậu này tên Lê Thành Trung - Giám đốc công ty nhập xăng dầu lậu.
Khi xăng nhập lậu về tới nhà nuôi yến của Tứ trên sông Hậu thì sẽ được tiếp tục vận chuyển về kho chứa xăng của Công ty TNHH Đông Dương do Hữu đứng tên.
Việc vận chuyển do Tứ chịu trách nhiệm. Tứ sử dụng các tàu Huỳnh Ngân, Huỳnh Ngân 2, Sơn Tiền của Tứ và Tàu Tây Nam 01 của Trung vận chuyển xăng lậu từ khu vực nhà nuôi yến của Tứ đưa về kho Nam Phong và bơm bán trực tiếp sang các tàu Vân Trúc của Trần Thị Thanh Vân.
Số xăng còn lại được Tứ bơm lên kho Nam Phong để bán lại cho Lê Thanh Trung và các đối tượng khác với giá thấp hơn giá bán lẻ của Petrolimex từ 2.700 - 3.000 đồng/lít.
Tứ còn sử dụng tàu Tây Nam 01 cùng một số tàu khác chở xăng nhập lậu đi Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long để bán.
Mua chuộc nhiều sĩ quan cảnh sát biển, biên phòng và cán bộ có chức trách
Để hợp thức hóa việc vận chuyển xăng lậu từ khu vực nhà nuôi yến của Tứ lên kho Nam Phong, từ tháng 5-2020 về trước, Trung, Hữu sử dụng pháp nhân là các công ty bình phong lập ra các hợp đồng, hóa đơn khống…
Ngoài ra, để các tàu chở xăng lậu "thuận buồm xuôi gió", Phan Thanh Hữu tìm cách tiếp cận, mua chuộc hàng loạt sĩ quan cảnh sát biển, biên phòng và những cán bộ có chức trách thuộc lực lượng hải quan, CSGT.
Hữu đã mua chuộc hàng loạt sĩ quan cảnh sát biển, biên phòng để tàu chở xăng lậu thuận buồm xuôi gió
Cụ thể, sau lần tiếp cận nhờ ông Phùng Danh Thoại (Trưởng Phòng Xăng dầu Cục Hậu cần - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) "chạy án" nhưng bị từ chối, Phan Thanh Hữu và Đào Ngọc Viễn đã rủ ông Thoại góp vốn 5 tỷ đồng để buôn lậu xăng từ Singapore về Việt Nam. Lợi nhuận thu được từ việc buôn bán xăng lậu, nhóm ông Thoại, Viễn và Cường hưởng 60%. Trước cám dỗ, ông Thoại đã không giữ được mình.
Ngoài ông Thoại, thì cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 Lê Văn Minh cũng bị cáo buộc "vì động cơ vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn" đã trực tiếp nhận và thông qua vợ con, nhận của "trùm" buôn lậu xăng dầu Phan Thanh Hữu tổng số tiền 6,9 tỷ đồng.
Hiện vụ án đang được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử sơ thẩm.
Truy cập ngay để hiểu thêm về Luật sư hình sự LHLegal
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Phân biệt tội bắt cóc giam người trái pháp luật và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (21.08.2024)
Phân biệt vùng miền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (12.08.2024)
Làm gì khi mua đất bằng giấy viết tay nhưng chủ cũ đã chết? (09.08.2024)
Làm thất thoát lãng phí tài sản nhà nước bao nhiêu tiền thì bị truy tố? (26.02.2024)
Công lý được tạo dựng từ pháp luật hay đạo đức? (25.01.2024)
Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không? (20.11.2023)
Vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội: Ít nhất 30 người tử vong, trách nhiệm thuộc về ai? (13.09.2023)
Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng? (13.09.2023)