>>> Cho vay tiền bằng miệng, đòi lại bằng cách nào?
>>> Đổi tiền mới, tiền lẻ để kiếm lời dịp Tết bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 58/2024/TT-NHNN ngày 31/12/ 2024 hướng dẫn về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng: Từ ngày 14/02/2025 – khi Thông tư này có hiệu lực, người dân và tổ chức có thể mang tiền giả hoặc tiền nghi giả đến các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước hoặc Sở Giao dịch để thực hiện giám định mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
“Điều 10. Giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 87/2023/NĐ-CP và nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hoặc Sở Giao dịch hoặc Cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hà Nội), Chi cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hồ Chí Minh).
2. Khi nhận được hồ sơ đề nghị giám định theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc từ ngày tạm thu giữ tiền nghi giả theo quy định tại khoản 1 Điều 6, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ (sau đây gọi là cơ quan giám định) phải tổ chức giám định. Thời gian thực hiện giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 87/2023/NĐ-CP.
Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám định, cơ quan giám định thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định.
Việc giám định được thực hiện miễn phí.
3. Trường hợp không kết luận được tiền thật hay tiền giả, chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được tiền giả, tiền nghi giả cần giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch có văn bản đề nghị và chuyển số tiền giả, tiền nghi giả này về Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ để giám định; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nêu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này để biết.
Phương thức vận chuyển tiền giả, tiền nghi giả cần giám định do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch quyết định, đảm bảo an toàn, thuận tiện.
Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo kết quả giám định bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định biết”.
Căn cứ khoản Điều 11 Thông tư 58/2024/TT-NHNN: Việc xử lý kết quả giám định tại Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch được thực hiện như sau:
(1) Nếu kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được thu đổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông;
(2) Nếu kết quả giám định là loại tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an, thực hiện thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả;
(3) Nếu kết quả giám định là tiền giả loại mới thì Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch thực hiện thu giữ.
“Điều 11. Xử lý kết quả giám định
1. Tại Cục Phát hành và Kho quỹ và Chi cục Phát hành và Kho quỹ:
a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được trả lại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định hoặc được nộp vào Sở Giao dịch khi giám định tại Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh khi giám định tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ để báo Có cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị giám định.
b) Kết quả giám định là tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an, thực hiện thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả và nộp vào Kho tiền Trung ương tại thành phố Hà Nội (Kho tiền I) hoặc tại thành phố Hồ Chí Minh (Kho tiền II).
c) Kết quả giám định là tiền giả loại mới, Cục Phát hành và Kho quỹ thông báo kịp thời cho Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an và thực hiện thu giữ. Đối với Chi cục Phát hành và Kho quỹ, báo cáo bằng văn bản về Cục Phát hành và Kho quỹ và thông báo kịp thời cho Công an thành phố Hồ Chí Minh (Phòng An ninh kinh tế); chuyển tiền giả loại mới về Cục Phát hành và Kho quỹ (nếu có yêu cầu); phương thức vận chuyển do Chi cục Phát hành và Kho quỹ quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời. Trường hợp không có yêu cầu chuyển về Cục Phát hành và Kho quỹ, tiền giả được đóng dấu, bấm lỗ và bảo quản tại Kho tiền II.
Số tiền giả loại mới được lưu giữ tại Cục Phát hành và Kho quỹ để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch:
a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được thu đổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
b) Kết quả giám định là loại tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an, thực hiện thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
c) Kết quả giám định là tiền giả loại mới, thực hiện thu giữ; thông báo ngay cho Công an địa phương (Phòng An ninh Kinh tế) và thông báo bằng văn bản về tiền giả loại mới cho Cục Phát hành và Kho quỹ. Việc giao nộp tiền giả loại mới thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này.
3. Tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được thu đổi cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
b) Kết quả giám định là tiền giả, thông báo kết quả giám định và việc xử lý tiền giả của cơ quan giám định cho khách hàng biết trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định.
4. Đối với tiền giả, tiền nghi giả giám định theo yêu cầu của cơ quan Công an, Cơ quan có thẩm quyền của quân đội, Hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân, sau khi giám định được trả lại đơn vị đề nghị giám định, không đóng dấu, bấm lỗ. Việc giao nhận tiền giả, tiền nghi giả được lập biên bản theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP”.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 58/2024/TT-NHNN:
“Điều 4. Trách nhiệm thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Sở Giao dịch), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt với khách hàng phải thu giữ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; khi phát hiện tiền nghi giả phải tạm thu giữ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; không trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.
2. Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được bồi dưỡng kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả theo chương trình của Ngân hàng Nhà nước hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền.
Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ giám định tiền”.
Như vậy, theo Thông tư 58/2024/TT-NHNN, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện tiền giả, tiền nghi giả có trách nhiệm phải thu giữ hoặc tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 58/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
b) Tiền giả loại mới.
c) Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao dịch.
d) Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
Thu giữ tiền giả
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 58/2024/TT-NHNN, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP ngày 08/12/2023 của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả.
Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP nhưng không đóng dấu, không bấm lỗ tiền giả.
Ngân hàng nhà nước phải thu giữ, lập biên bản khi xác định là tiền giả loại mới
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch phải thông báo bằng văn bản cho Cục Phát hành và Kho quỹ; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán. Nội dung thông báo bao gồm các thông tin về loại tiền, số lượng, seri và mô tả đặc điểm của tiền giả.
Mục đích thu giữ tiền giả là để bảo vệ chính sách tiền tệ của đất nước, bởi việc sử dụng, lưu hành tiền giả sẽ phá hoại nền kinh tế của đất nước, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân, do đó cơ quan có thẩm quyền cần thu giữ, không cho phép tiền giả được đi vào lưu thông.
Việc miễn phí giám định tiền giả, tiền nghi giả là một chính sách thiết thực, không chỉ hỗ trợ người dân giảm bớt chi phí mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát tiền tệ. Mỗi cá nhân và tổ chức cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phát hiện và giao nộp tiền giả để bảo vệ quyền lợi của bản thân và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến sản xuất và lưu hành tiền giả, đảm bảo sự minh bạch và an toàn trong lưu thông tiền tệ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01