Tất tần tật các quy định về xóa án tích theo Bộ luật Hình sự 2024

>>> Đã xóa án tích liệu có được coi là vẫn còn tiền án tiền sự không?

>>> Xóa án tích đối với trường hợp bị kết án 18 tháng tù

Án tích là gì?

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định định nghĩa “án tích” là gì? Án tích có thể được hiểu đơn giản là hậu quả pháp lý bất lợi về nhân thân của người bị kết án và cũng chính là hậu quả của việc thực hiện tội phạm. 

Ngoài ra, án tích không phải là đặc điểm về nhân thân có tính vĩnh viễn, bởi vì sau một thời gian kèm theo điều kiện cụ thể được pháp luật quy định thì án tích sẽ được xóa bỏ.

Đồng thời, căn cứ vào Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về xóa án tích như sau: 

  • Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

  • Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

  • Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

Theo quy định nêu trên, người bị kết án sau khi chấp hành bản án, trải qua một thời hạn nhất định và đáp ứng được các điều kiện xóa án tích theo quy định của pháp luật,  thì người có án tích sẽ được xóa án tích. Người được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án

Quy định về thời hạn xóa án tích

Căn cứ vào Điều 73 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về cách tính thời hạn để xóa án tích như sau: 

  • Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

  • Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.

  • Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.

  • Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

Các trường hợp được xóa án tích?

Thứ nhất, đương nhiên được xóa án tích

Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về trường hợp đương nhiên được xóa án tích như sau: 

  • Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh)  của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án.

  • Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây

    • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    • 02 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

    • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Người bị kết án được đương nhiên xóa án tích khi đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật quy định

  • Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn đã quy định nêu trên (bao gồm: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; bị phạt tù đến 05 năm và bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm), thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.  Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định.

  • Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích. 

  • Như vậy, theo quy định trên, các trường hợp được đương nhiên xóa án tích sẽ áp dụng đối với những người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh, với điều kiện người đó đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung (nếu có), thực hiện xong các nghĩa vụ bồi thường hoặc nghĩa vụ khác theo bản án, và trong thời hạn pháp luật quy định không phạm tội mới.

Thứ hai, xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Căn cứ theo Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án như sau: 

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều kiện xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng như sau:

  • Đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXVI (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

  • Căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.

  • Đã chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án.

  •  Không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

    • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

    • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

    • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

    • 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Căn cứ vào tính chất, thái độ chấp hành pháp luật người bị kết án có thể được xem xét xóa án tích

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định nêu trên thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Bên cạnh đó, trường hợp người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích. 

Thứ ba, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Căn cứ vào Điều 72 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về xóa án tích trong trường hợp đặc biệt như sau: 

"Điều 72. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này."

Như vậy, điều kiện để xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là:

  • Người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt;

  • Đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị Tòa án xóa án tích. 

  • Đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 về trường hợp Xóa án tích theo quyết định của Tòa án của Bộ luật này.

Thủ tục yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 1

Căn cứ vào Điều 45 Luật Lý lịch Tư pháp năm 2009 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định về thủ tục yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau: 

  • Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây: Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

  • Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:

    • Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

    • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

  • Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội  khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (cụ thể: Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.).. 

Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Căn cứ theo Điều 48 Luật Lý lịch Tư pháp năm 2009, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

  • Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.

  • Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Nếu như bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách kịp thời và nhanh chóng nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí