Phải làm sao để đòi lại nhà khi cho người khác ở nhờ, cho mượn?

Pháp luật quy định như thế nào về nhà cho ở nhờ, cho mượn?

Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 quy định mượn nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn nhất định. Việc mượn nhà này không phát sinh nghĩa vụ trả tiền của bên mượn. Bên mượn phải trả lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Bên cạnh đó, theo Điều 154 Luật Nhà ở năm 2014, thì thỏa thuận cho ở nhờ, cho mượn chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết

  • Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn

  • Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.

  • Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Theo thỏa thuận của các bên.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp như trên, các bên có thể chấm dứt thỏa thuận việc cho ở nhờ, cho mượn. 

Như trên thực tế, các thỏa thuận nhà cho ở nhờ, cho mượn được thỏa thuận bằng miệng hoặc lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận nhà cho mượn, cho ở nhờ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, dẫn đến nhiều rủi ro phát sinh khi xảy ra tranh chấp.

  • Vì tính chất cho mượn và không phải trả tiền nên thỏa thuận này thường diễn ra giữa những người quen biết nhau. Việc cho mượn nhà, cho ở nhờ dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau là chính

  • Thời gian cho ở nhờ, cho mượn nhà thường không kéo dài, chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên. Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ, cho mượn thường phát sinh khi kết thời hạn cho mượn, cho ở nhờ.Bên được cho ở nhờ, cho mượn không muốn trả lại nhà sau khi hết thời hạn. Đây là một trong những tranh chấp khá phổ biến hiện nay.

​Xem thêm: Thuê nhà hết hạn hợp đồng mà không chịu trả nhà sẽ bị chế tài gì?

Phải làm sao để đòi lại nhà khi cho người khác ở nhờ, cho mượn?

Đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn là một quá trình tương đối phức tạp, vì hai bên thường thỏa thuận bằng miệng và không có giấy tờ cụ thể.

Thời gian giải quyết tranh chấp này thường kéo dài. Trong khi phần lớn người dân khi tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp nhà ở lại không nắm rõ được các quy định của pháp luật. Điều này sẽ khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp đã khó khăn lại càng trở nên gian nan hơn. Khi chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau:

Cách 1. Các bên tự thương lượng, đàm phán giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo quy định tại Điều 499 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:

“1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù biên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra”

Như vậy, để đòi lại nhà cho mượn, chủ nhà phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn biết về việc có như cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở đó. Chủ nhà có thể tùy chọn cách thức thông báo như lời nói, văn bản, tin nhắn, email,...để người mượn có thể chuẩn bị và thu xếp một chỗ ở khác trước khi rời đi.

Để đòi lại nhà mượn, chủ nhà cần thông báo cho bên mượn biết trước một khoảng thời gian hợp lý

Thậm chí, chủ nhà được đòi lại ngay tức khắc mà không cần bên mượn đồng ý nếu người đó sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu: cho người khác ở nhờ mà không được chủ nhà đồng ý, mượn nhà nhưng không phải để ở,...

Các bên tranh chấp tự thương lượng, hòa giải tranh chấp là phương pháp được pháp luật khuyến khích. Các bên có thể tự đưa ra phương án giải quyết, nếu phương án được cả hai bên thống nhất thực hiện thì tranh chấp đương nhiên chấm dứt. Tuy nhiên, tỷ lệ các bên thương lượng, hòa giải thành ở trường hợp này không lớn. 

Một trong những phương pháp hữu hiệu thường được sử dụng là yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải.

Cách 2: Hòa giải tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn tại Ủy ban nhân dân xã

Sau khi tiến hành phương pháp thương lượng không thành. Chủ nhà có thể gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã để tiến hành hòa giải giải quyết tranh chấp đòi lại nhà khi cho người khác ở nhờ, cho mượn.

Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được quy định như sau:

Đầu tiên các bên cần gửi đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải. Khi nhận được đơn Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ tổ chức hòa giải tranh chấp đất trong thời hạn 45 ngày. Buổi hòa giải được tổ chức với đầy đủ các bên tham gia theo đúng quy định của luật. Kết quả của việc hòa giải dù có thành công hay không cũng đều phải lập thành biên bản.

Hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã sẽ giúp các bên đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp một cách khách quan hơn. Do đó có sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò như một trọng tài trong quá trình hòa giải. Các bên tranh chấp sẽ dễ dàng chốt được phương án giải quyết. Tránh làm mất thời gian cũng như hòa khí giữa các bên.

Chủ nhà có thể gửi đơn yêu cầu UBND tiến hành hòa giải đòi lại nhà cho mượn nếu thương lượng không thành

Cách 3: Khởi kiện tranh chấp đòi lại nhà khi cho người khác ở nhờ, cho mượn tại Tòa án

Người có yêu cầu khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn tại Tòa án thì thủ tục sẽ trải quan các bước sau (thủ tục dưới đây áp dụng đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân trong nước với nhau):

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai liền kề tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Để chuẩn bị khởi kiện, bên khởi kiện cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện.

  • Nội dung đơn khởi kiện tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Nộp đơn khởi kiện

  • Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án

  • Nộp tạm ứng án phí khi có thông báo từ Tòa án (Khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

  • Chờ thông báo thụ lý vụ án. (khoản 3 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử

Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. (Điểm a Khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015).

Sau đó, thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải. Tại đây, nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành. (Điều 208, 212 BLTTDS 2015).

Ngược lại, Tòa án ra quyết định mở phiên tòa sơ thẩm sau đó. (khoản 3 Điều 208 BLTTDS 2015).

Liên hệ Luật sư giỏi nhà đất ở TP.HCM

Đất đai là một lĩnh vực khó,các quy định về pháp luật đất đai còn chồng chéo và khó khăn khi thực hiện các thủ tục, đặc biệt là các thủ tục để đòi lại nhà khi cho người khác ở nhờ, cho thuê.

Nếu người thực hiện các quy trình, thủ tục không nắm rõ các quy định pháp luật dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức. Do các thỏa thuận cho mượn nhà để ở thường sơ sài, không có giấy tờ cụ thể. Dẫn đến khó khăn khi giải quyết.

Điều nên làm lúc này, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư tranh chấp đất đai giỏi Công ty Luật TNHH LHLegal, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý vị: Chuẩn bị hồ sơ liên quan đến việc thực hiện thủ tục, đại diện cho Quý khách hàng làm việc với Cơ quan chức năng trong quá trình tiến hành thủ tục đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí