>>> Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện? Nên làm gì khi nợ quá hạn ngân hàng?
Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định về phát mại tài sản, có thể hiểu phát mại hay phát mại tài sản là quá trình mà trong đó ngân hàng, tổ chức cho vay vốn bán tài sản bảo đảm một cách công khai theo thủ tục do pháp luật quy định nhằm thu hồi nợ khi người vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
Như vậy, về bản chất, phát mại tài sản là việc bán/nhận tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Căn cứ quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015: Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).
Căn cứ quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 21 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung năm 2023, 2024), khi người thế chấp tài sản không thực hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp, cụ thể là bên vay không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi, tài sản thế chấp có thể được xử lý bằng các phương thức:
Bán đấu giá tài sản.
Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.
Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế nghĩa vụ của bên bảo đảm.
Phương thức khác.
Hình thức phát mại là 1 trong các phương thức: Bên có tài sản thế chấp bán đấu giá tài sản bảo đảm/Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản/bên nhận bảo đảm nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ.
Như đã phân tích, các hình thức phát mại tài sản hiện nay bao gồm: (1) Bán đấu giá tài sản, (2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (3) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế nghĩa vụ của bên bảo đảm.
Đấu giá tài sản là hình thức trả giá, chấp nhận giá có từ hai người trở lên tham gia theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Đấu giá tài sản hiện hành.
Pháp luật hiện hành - Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2023, 2024) cũng quy định chi tiết nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; giá dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
Căn cứ Điều 40 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2023, 2024), việc bán đấu giá tài sản có thể được thực hiện bằng một trong các hình thức sau, tuỳ thuộc sự thoả thuận của tổ chức hành nghề đấu giá và người có tài sản đấu giá:
Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại phiên đấu giá;
Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại phiên đấu giá;
Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
Đấu giá trực tuyến.
Về nguyên tắc chung, bên nhận bảo đảm không phải chủ sở hữu của tài sản (trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu), do đó không có quyền định đoạt – bán tài sản nếu không có sự uỷ quyền hợp pháp của chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi quá hạn mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán, nếu các bên có thoả thuận, bên nhận bảo đảm được quyền bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định tại điểm b) khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Sau khi bán tài sản, nếu số tiền thu được nhiều hơn nợ quá hạn thì bên bảo đảm được nhận lại phần chênh lệch. Nếu số tiền thu được không đủ hoàn tất việc thanh toán khoản vay thì bên vay phải tiếp tục thanh toán phần còn thiếu.
Vậy nếu các bên không thoả thuận phương thức này thì bên nhận bảo đảm được tự bán tài sản hay không?
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Khi đó, bên nhận bảo đảm phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền, khi bản án của tòa có hiệu lực thì tài sản thế chấp đó sẽ được cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá theo trình tự luật định.
Nếu bên nhận bảo đảm tự bán tài sản thế chấp và gây thiệt hại cho bên còn lại thì bên bảo đảm có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu bên nhận bảo đảm bồi thường.
Bên bảo đảm có thể khởi kiện ra tòa nếu bên nhận bảo đảm tự bán tài sản thế chấp
Căn cứ quy định tại Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm. Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hai bên không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm mà bên bảo đảm phải thanh toán.
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng như sau:
“1. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:
…
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng ký văn bản thu hồi khoản nợ (sau đây gọi là ngày có quyết định thu hồi):
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;
- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng;
(v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;
(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;
(vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(viii) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;
(ix) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
(x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này”.
Khoản 8 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định: Nợ xấu (NPL) là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Ngân hàng phát mại tài sản được thực hiện khi khách hàng nợ xấu (thông thường nợ ngân hàng quá hạn từ 91 ngày trở lên hoặc các trường hợp theo quy định mà khách hàng không đủ khả năng thanh toán).
Trong trường hợp này, ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên vay nếu đáp ứng đủ các quy định trên. Sau khi thu giữ tài sản, ngân hàng có nghĩa vụ công khai thông tin thu giữ trên trang thông tin điện tử và gửi thông báo đến:
Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm.
Bên vay thế chấp đến địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng phân loại nợ thành các nhóm 1, 2, 3, 4, 5 theo mức độ rủi ro, làm cơ sở để xác định các khoản nợ xấu (nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên hoặc các trường hợp theo quy định mà khách hàng không đủ khả năng thanh toán), thực hiện phát mại tài sản.
Quá trình xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện công khai và minh bạch để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Các bước thực hiện thủ tục phát mại tài sản bao gồm:
Thông báo về việc xử lý tài sản: Theo quy định của pháp luật, ngân hàng sẽ ra thông báo bằng văn bản về việc phát mại tài sản bảo đảm đến các bên liên quan, nêu rõ lý do, mô tả tài sản, nghĩa vụ bảo đảm và thông tin về địa điểm, thời gian, phương thức xử lý tài sản.
Định giá tài sản: Định giá tài sản qua tổ chức định giá hoặc thỏa thuận giữa các bên, đảm bảo giá phù hợp với thị trường.
Bán tài sản: Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu bên bảo đảm hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh, họ có quyền nhận lại tài sản, trừ khi pháp luật có quy định khác về thời điểm nhận lại tài sản trước khi xử lý. Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản hoặc bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ, tài sản sẽ được đưa ra bán đấu giá. Thông tin liên quan đến đấu giá phải bao gồm: tên tài sản và địa điểm tài sản đấu giá, tên của tổ chức và người có tài sản đấu giá, địa chỉ của tổ chức và người có tài sản đấu giá, thời gian và địa điểm đấu giá, điều kiện và cách thức đăng ký tham gia đấu giá, cùng với giá khởi điểm và tiền đặt trước nếu có.
Thanh toán số tiền thu được: Số tiền từ việc phát mại tài sản được dùng để thanh toán chi phí liên quan và trả theo thứ tự ưu tiên. Nếu số tiền thu được thấp hơn nghĩa vụ bảo đảm, phần nghĩa vụ chưa thanh toán sẽ được coi là không có bảo đảm. Nếu số tiền thu được cao hơn, phần chênh lệch phải được trả lại cho chủ sở hữu tài sản.
Chuyển quyền sở hữu: Khi pháp luật yêu cầu chuyển quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, thì hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp tài sản có thể thay thế cho các giấy tờ này trong hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu hoặc người thi hành án và người mua tài sản để xử lý tài sản bảo đảm. Việc chuyển quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho người có quyền sẽ tuân theo quy định pháp luật về đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. Sau khi hoàn tất các thủ tục xử lý, người nhận chuyển quyền sẽ được Văn phòng Đăng ký đất đai cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản theo quy định.
Bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi: Phát mại tài sản là gì? Về những băn khoăn: Nợ quá hạn bao lâu thì bị phát mại tài sản? Pháp luật quy định như thế nào về phát mại tài sản?
Như vậy, phát mại tài sản là một biện pháp cuối cùng được áp dụng khi người vay không còn khả năng trả nợ. Việc nắm rõ quy trình và điều kiện phát mại tài sản sẽ giúp người dân chủ động hơn trong việc quản lý tài chính, giúp quy trình xử lý các khoản nợ xấu được thuận lợi, đảm bảo tính trật tự của nền kinh tế.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01