Những trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình?

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, nặng nhất được quy định tại Bộ luật Hình sự và là hình phạt tước bỏ quyền sống của người bị kết án. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không áp dụng, thi hành án tử hình? Vậy Bộ luật hình sự quy định như thế nào về hình phạt tử hình. Những tội phạm nào áp dụng hình phạt tử hình? Hãy cùng đọc bài viết này để biết thêm thông tin.

Tử hình là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể về hình phạt tử hình như sau:

“Điều 40. Tử hình

1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.”

Theo quy định nêu trên, tử hình được coi là hình phạt đặc biệt trong hệ thống của pháp luật hình sự Việt Nam. Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, tử hình chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống của pháp luật hình sự Việt Nam

Do đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Theo đó, căn cứ vào mức độ nguy hiểm, tính chất của hành vi phạm tội mà tội phạm bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau và cao nhất là hình phạt tử hình.

Các tội phạm áp dụng hình phạt tử hình

Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định, bao gồm 18 tội phạm sau:

  • Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

  • Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

  • Tội gián điệp (Điều 110)

  • Tội bạo loạn (Điều 112)

  • Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

  • Tội phá hoại cơ sở vật chất  kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)

  • Tội giết người (Điều 123)

  • Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)

Sản xuất, mua bán thuốc giả là thuốc phòng, chữa bệnh có thể chịu hình phạt tử hình

  • Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)

  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)

  • Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)

  • Tội khủng bố (Điều 299)

  • Tội tham ô tài sản (Điều 353)

  • Tội nhận hối lộ (Điều 354)

  • Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421)

  • Tội chống loài người (Điều 422)

  • Tội phạm chiến tranh (Điều 423)

Các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình hoặc thi hành án tử hình?

Trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không áp dụng hình phạt tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người dưới 18 tuổi khi phạm tội;

  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

  • Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Trường hợp không thi hành án tử hình

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

  • Người đủ 75 tuổi trở lên;

  • Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Người đủ 75 tuổi trở lên sẽ không bị thi hành án tử hình

Tuy nhiên, trong trường hợp quy định trên hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 còn có quy định: Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm.

Có những biện pháp thi hành án tử nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Luật thi hành án hình sư 2019 quy định thi hành án tử hình như sau:

“Điều 82. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình

1. Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.”

Theo quy định trên, thì hình phạt tử hình chỉ bị thi hành bằng một biện pháp là tiêm thuốc độc. Và trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Có thể thấy việc thi hành án tử hình có nhiều thay đổi cả về hình thức tử hình lẫn các tội danh được quy định áp dụng hình phạt tử hình. Thay đổi lớn nhất đó là việc hình thức xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc vào tháng 11 năm 2011 sau khi Luật Thi hành án hình sự được Quốc hội thông qua.

Tóm lại, không áp dụng hình phạt tử hình đối với các trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên. Và không thi hành án tử hình đối với Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên hoặc người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Trên đây là bài viết trả lời liên quan đến việc “Những trường hợp nào không áp dụng hình phạt tử hình?” mà LHLegal gửi đến bạn. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin bổ ích đến Quý bạn đọc.

Luật sư giỏi hình sự Công ty Luật LHLegal

Công ty Luật TNHH LHLegal chuyên tư vấn lĩnh vực hình sự tại Thành Phố Hồ Chí Minh với đội ngũ Luật sư tư vấn hình sự giỏi và có kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh vực pháp luật hình sự, chuyên cung cấp các dịch vụ Luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa các vụ án hình sự cam kết bảo vệ quyền lợi của khách hàng và đưa ra những cách xử lý triệt để nhất nhằm giảm nhẹ hình phạt.

Nếu bạn đang tìm luật sư bào chữa và bảo vệ giỏi giúp bạn giảm nhẹ hình phạt hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của bạn hãy liên hệ qua tổng đài 1900 2929 01 Luật sư tư vấn hình sự giỏi của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí