Luật hiện hành là Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 và đã được sửa đổi bổ sung một số điều vào năm 2020 (sau đây gọi là Luật năm 2015). Tuy nhiên, Luật năm 2015 còn một số hạn chế như: quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn rườm rà, nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian, chưa linh hoạt, chưa đáp ứng yêu cầu xử lý trường hợp cấp bách, đột xuất; chưa có sự tách bạch giữa quy trình chính sách với quy trình lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm dẫn đến vẫn còn tâm lý xem nhẹ việc thực hiện quy trình chính sách, chính sách đề xuất còn chung chung, đánh giá tác động chưa thực chất; Các quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, cụ thể; chưa có cơ chế hiệu quả để tiếp nhận ý kiến của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức về các vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quy trình xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, rõ ràng, nhất là về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với những vi phạm về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. …
Do vậy, đầu năm 2025, Bộ Tư pháp đã dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tại dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất 07 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật. Trong đó, tại Điều 68 của dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật Ban hành VBQPPL hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, các quy định này còn rải rác và chưa thực sự rõ ràng. Các quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật, cũng như việc không kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật và khắc phục hậu quả do áp dụng văn bản trái pháp luật gây ra chưa cụ thể, chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến việc thực hiện công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa đạt hiệu quả, nhiều khi còn mang tính hình thức.
Điều 68 của Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi quy định:
Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc hỗ trợ đại biểu Quốc hội xây dựng chính sách, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Cơ quan chủ trì thẩm định, thẩm tra, cơ quan được tham vấn chính sách được quyền thuê chuyên gia, tổ chức điều tra, khảo sát thực tế, hội thảo, tọa đàm để hỗ trợ, nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra, ý kiến tham vấn.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự thảo văn bản do mình trình.
Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự thảo văn bản được phân công soạn thảo; chịu trách nhiệm về việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, truyền thông, tham vấn chính sách, phản biện, thẩm định, thẩm tra.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được đề nghị tham vấn chính sách, tham gia góp ý về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham vấn chính sách, tham gia góp ý.
Cơ quan thẩm định, thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan, người có thẩm quyền về kết quả thẩm định chính sách, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy định của Đảng
Tại khoản 10 Điều 68 dự thảo Luật Ban hành VBQPPL quy định người đứng đầu của cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình văn bản hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ; chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp đã giao cấp phó của mình chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, trừ trường hợp có quy định được loại trừ trách nhiệm. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cơ quan, đơn vị, tổ chức mình. Kết quả thực hiện là căn cứ để đánh giá, xét thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người đứng đầu có thể bị xử lý theo quy định của Đảng, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngược lại, dự thảo Luật Ban hành VBQPPL cũng quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và công chức được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu đã kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí trong công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật”.
Ngày 05/02, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi. Đến ngày 07/02, Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức các buổi làm việc để chỉnh lý những quy định còn có ý kiến khác nhau. Quyết định chính thức sẽ được chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật trong bài viết sắp tới.
Quy định người đứng đầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu ban hành văn bản trái pháp luật tại dự thảo Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi có thể được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả trong việc quản lý nhà nước, giảm tình trạng quan liêu, tuỳ nghi trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, củng cố niềm tin trong nhân dân, thúc đẩy công bằng xã hội.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01