Nghị quyết 33 của Chính Phủ và các giải pháp chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Ngày 11 tháng 3 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững (“Nghị quyết 33”). 

Nghị quyết 33 nêu rõ bối cảnh năm 2022 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng do bối cảnh chung của tình hình kinh tế, bất động sản của thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phục hồi phát triển. 

Vì vậy, tại Nghị quyết 33, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo và đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhằm thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu,…của thị trường bất động sản.

Các điểm mới nổi bật trong Nghị quyết 33/NQ-CP 

Chính phủ đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ thị trường bất động sản nổi bật sau: 

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế 

Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, bất động sản đảm bảo đồng bộ, khả thi, trong đó: 

  • Khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Đấu giá (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi)… 

  • Nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội”. 

  • Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhằm tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn hiện nay liên quan đến triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Trong đó, tập trung hoàn thiện và ban hành: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây Dựng; Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. 

  • Nghiên cứu xây dựng và ban hành “Nghị định quy định về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị” để các địa phương thực hiện thuận lợi và thống nhất. Đồng thời, các địa phương cần ban hành ngay các quy định, hướng dẫn, giải pháp tháo gỡ đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền quyết định; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vướng mắc thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

  • Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung. 

Thứ hai, tập trung phát triển nhà ở xã hội 

Phát triển nhà ở xã hội là một vấn đề dành được nhiều sự quan tâm. Vì vậy, Nghị quyết 33 của Chính phủ cũng đưa ra nhiều giải pháp, mục tiêu để phát triển nhà ở xã hội. 

Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc lớn trong thời gian qua, như về giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, về quy hoạch, bố trí, lựa chọn chủ đầu tư, xác định giá bán,… liên quan đến nhà ở xã hội. 

Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” nhằm tăng nguồn cung phù hợp với nhu cầu, khả năng của người có thu nhập thấp có nhu cầu cao về nhà ở có thể tiếp cận. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030) để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại. 

Qua đó, Nghị quyết 33 chỉ rõ Chính phủ xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương.

Xem thêm: Quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Thứ ba, giải pháp tháo gỡ nghẽn dòng tiền về nguồn vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp 

Bên cạnh các giải pháp về vấn đề pháp lý, những vướng mắc, khó khăn về vốn cũng là một trong những vấn đề mấu chốt của thị trường bất động sản cần được tháo gỡ.  

Tại Nghị quyết 33, Chính phủ đưa ra các giải pháp liên quan đến việc quản lý, kiểm soát, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó: 

  • Điều hành, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm khai thác và huy động tối đa nguồn lực tài chính. Đồng thời, có biện pháp phù hợp nhằm giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản. 

  • Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 

  • Kiểm tra, giám sát hoạt động huy động vốn, phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.  

  • Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp đồng bộ nhằm phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách an toàn, lành mạnh, bền vững. 

Thứ tư, đẩy mạnh các giải pháp về tổ chức thực hiện của các địa phương liên quan đến thị trường bất động sản 

Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện của các địa phương như trong thủ tục hành chính, phát triển nhà ở xã hội, phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án bất động sản,… nhằm thúc đẩy phát triển và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản ở địa phương 

Thứ năm, đẩy mạnh việc thông tin, truyền thông nhằm khôi phục niềm tin, hỗ trợ thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản 

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh việc thông tin, truyền thông nhằm khôi phục niềm tin, hỗ trợ thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản. Bên cạnh đó, còn cần phải tăng cường kiểm soát, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản. 

Trên đây là toàn bộ những giải pháp chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản được Chính phủ chỉ đạo trong Nghị quyết 33. 

Dịch vụ tư vấn pháp luật về bất động sản tại LHLegal   

Khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp bất động sản thì việc thuê Luật sư nhà đất là hoàn toàn cần thiết. Đội ngũ Luật sư giỏi về kinh doanh thương mại, kinh doanh bất động sản của chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp toàn diện an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp.   

Với kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng chúng tôi luôn xem xét, đánh giá sự việc trên nhiều khía cạnh để doanh nghiệp hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp một cách tốt nhất.  

Liên hệ với chúng tôi ngay thông qua các cách thức sau:   

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí