>>> Làm cách nào để xác định cha mẹ cho con?
>>> Hướng dẫn thực hiện thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam
Nhận cha mẹ con là một quyền cơ bản của công dân được quy định rõ và cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, Điều 90 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về quyền nhận cha mẹ và con như sau:
“Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Theo đó, quyền nhân cha mẹ con là quyền cơ bản của công dân, không bị cản trở bởi các yếu tố khác. Chẳng hạn như quyền nhận cha mẹ con của công dân được thực hiện kể cả khi cha, mẹ, con đã chết. Và con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha. Hay trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Quyền nhận cha mẹ con là quyền cơ bản của công dân
Cơ sở pháp lý:
Điều 90, Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
mục 4 Chương II và mục 4 Chương III Luật Hộ tịch năm 2014.
Thủ tục nhận cha, mẹ, con tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định).
Giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ khẩu của các bên liên quan (bản sao có công chứng hoặc bản gốc để đối chiếu).
Giấy tờ khác (nếu có) liên quan đến quan hệ cha, mẹ, con.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả.
Trường hợp tiến hành thủ tục tại UBND cấp xã:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp tiến hành thủ tục tại UBND cấp huyện:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ. Theo đó, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con mới nhất được quy định tại Phụ lục 5 Thông tư 04/2024/TT-BTP.
Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con
Tải Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con tại đây
Tại mục (1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại mục (2) Chỉ ghi trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chưa có/không cung cấp số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/chứng minh nhân dân.
Trường hợp phải cung cấp thông tin “Nơi cư trú” thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi ở hiện tại.
Tại mục (3) Ghi số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/số Giấy khai sinh (đối với trẻ em)
Ví dụ:
Căn cước công dân số 025188001010 do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cấp ngày 20/11/2021.
Giấy khai sinh số 01/2014, quyển số 02 do UBND xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cấp ngày 15/11/2014.
Lưu ý: Trường hợp không có số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước thì ghi giấy tờ hợp lệ thay thế (hộ chiếu, chứng minh nhân dân,...).
Tại mục (4) Chỉ khai trong trường hợp người yêu cầu không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con.
Tại mục (5) Chỉ khai trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).
Tại mục (6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi nào hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01