Cản trở vợ/chồng kết hôn sau khi ly hôn có phải hành vi bạo lực gia đình?

>>> Những vấn đề cần biết trước khi quyết định ly hôn

>>> Chồng tôi kết hôn với người khác, phải làm sao?

>>> Chênh lệch tuổi tác quá nhiều có được đăng ký kết hôn không?

Thế nào là cản trở kết hôn?

Cản trở kết hôn là hành vi trái pháp luật nhằm ngăn cản người khác thực hiện quyền kết hôn của họ, đây được xem là một hành vi vi phạm pháp luật và cần được lên án, hành vi này được quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.”

Hôn nhân là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kết hôn một cách dễ dàng. Một số người gặp phải sự cản trở từ gia đình, bạn bè hoặc thậm chí là từ chính người bạn đời của họ. Có thể thấy, cản trở kết hôn là hành vi trái pháp luật và vi phạm quyền tự do cá nhân của mỗi người. Hành vi này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nó luôn mang lại những hậu quả tiêu cực cho cả hai người trong cuộc. 

Cản trở kết hôn có phải là hành vi bạo lực gia đình không?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định:

“Hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn

1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

3. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

4. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

6. Cản trở kết hôn.”

Như vậy, theo quy định tại khoản 6 của Điều này đã nêu rõ trường hợp người chồng cũ có hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được xem là hành vi cản trở kết hôn và xem là hành vi bạo lực gia đình mà pháp luật nghiêm cấm hành vi bạo lực gia đình. Do đó, khi đã ly hôn thì chồng không được phép cản trở vợ kết hôn với người khác. 

Cản trở kết hôn là hành vi bạo lực gia đình và bị pháp luật nghiêm cấm

Cản trở kết hôn bị xử phạt như thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ mà hành vi cản trở kết hôn có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Mức phạt hành chính

Theo quy định Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Theo đó, hành vi cản trở kết hôn có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Xử lý hình sự

Căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Như vậy, hành vi cản trở hôn nhân có thể bị xử lý hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Tóm lại, hành vi cản trở kết hôn có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 03 năm.

Cản trở vợ/chồng kết hôn sau khi ly hôn có thể bị phạt tù lên đến 3 năm

Cấu thành Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn

Khách thể: Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã xâm phạm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật bảo vệ.

Mặt khách quan: Người phạm tội là người thực hiện một trong các hành vi:

  • Cưỡng ép người khác kết hôn hoặc ly hôn trái với sự tự nguyện của họ: Trường hợp này người bị hành hạ, cưỡng ép chủ yếu là người có quan hệ lệ thuộc (vật chất hoặc tinh thần) với người phạm tội. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp giữa người phạm tội với người bị hành hạ, cưỡng ép không có mối quan hệ lệ thuộc.

  • Cản trở người khác kết hôn hoặc ly hôn tự nguyện: Đây là hành vi ngăn cấm không cho nam và nữ kết hôn hoặc ly hôn với nhau mặc dù họ có đủ điều kiện kết hôn, ly hôn. Hành vi này có thể được thực hiện bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc thủ đoạn khác, nhưng chủ yếu bằng thủ đoạn yêu sách của cải (thách cưới, đặt điều kiện rất khó thực hiện để cản trở việc kết hôn của hai người nam và nữ hoặc giữ giấy tờ ngăn cản việc ly hôn…).

  • Cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ: Đây là hành vi tìm mọi cách chấm dứt quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đang tồn tại. Hành vi này có thể dẫn đến quan hệ hôn nhân tan vỡ, nhưng cũng có thể quan hệ hôn nhân đó không bị tan vỡ nhưng cũng làm cho cuộc sống chung vợ chồng xáo trộn.

Mặt khác, tất cả hành vi các hành vi cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn cản trở người khác kết hôn, ly hôn cản trở người khác duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ nếu chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa cấu thành tội phạm. Dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và cũng là dấu hiệu để phân biệt hành vi phạm tội với hành vi vi phạm.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là bất kỳ chủ thể nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt chủ quan: Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý.

Tóm lại, cản trở hôn nhân là hành vi vi phạm pháp luật và cần được lên án. Mọi người cần tôn trọng quyền tự do kết hôn của người khác. Cần có giải pháp để ngăn chặn hành vi cản trở hôn nhân. Mỗi người cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn. Khi gặp phải trường hợp cản trở hôn nhân, cần báo cáo cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Cần chung tay xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, nơi mà mọi người đều có quyền tự do kết hôn với người mình yêu thương.

Trên là nội dung về Cản trở vợ/chồng kết hôn sau khi ly hôn có phải hành vi bạo lực gia đình? Hy vọng giải đáp được thắc mắc của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc bạn cần hỗ trợ pháp lý, tư vấn ly hôn, giành quyền nuôi con, tranh chấp tài sản,... hãy liên hệ ngay luật sư giỏi về ly hôn LHLegal để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí