Hướng dẫn quan trọng về lấy ý kiến con chưa thành niên khi ly hôn

Việc lấy ý kiến con chưa thành niên khi ly hôn

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hiện đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết hướng dẫn giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình. Trong đó, một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là việc lấy ý kiến con chưa thành niên khi ly hôn.

Con bao nhiêu tuổi thì phải lấy ý kiến khi ly hôn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 7 tuổi trở lên.

Phương pháp lấy ý kiến của con khi ly hôn

Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên phải đảm phù hợp với tâm lý của con

Dự thảo quy định việc lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên cần bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Đảm bảo sự thân thiện và cách thức lấy ý kiến phù hợp để trẻ em có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; phải lấy ý kiến trẻ em tại Phòng họp riêng mà không có sự tham gia của cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ em.

Trường hợp cần thiết thì có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia để trẻ em thêm tự tin khi bày tỏ ý kiến.

b) Không ép buộc trẻ em bày tỏ ý kiến; đồng thời không gây áp lực, căng thẳng cho trẻ em khi bày tỏ ý kiến;

c) Cân nhắc ý kiến của trẻ em một cách phù hợp theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Để hỗ trợ xây dựng đánh giá tổng quan, tòa án có thể yêu cầu cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tìm hiểu và cung cấp thông tin về tình trạng cá nhân và gia đình của đứa trẻ để đưa ra quyết định phù hợp.

Xem thêm: Cha muốn giành quyền nuôi con phải làm thế nào?

Ý kiến của con có hoàn toàn quyết định cha, mẹ trong việc giành quyền nuôi con?

Pháp luật không quy định trong trường hợp không lấy được ý kiến con sẽ giải quyết thế nào, đây có phải là căn cứ để đình chỉ giải quyết vụ án? Cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về cách thức, tiêu chí khi lấy ý kiến con trên 7 tuổi.

Do đó, tại Điều 5 dự thảo nghị quyết đã quy định chi tiết vấn đề này. Cụ thể, khi giải quyết vụ án ly hôn nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tòa án cần cân nhắc ý kiến của con và đưa ra quyết định, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao con cho người kia có điều kiện nuôi con tốt hơn trực tiếp nuôi dưỡng.

Đặc biệt, Dự thảo xác định rõ việc không lấy được ý kiến của các con không phải là căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp lợi ích của trẻ em xung đột với lợi ích của bố mẹ thì ưu tiên bảo đảm lợi ích của con.

Qua đó, ý kiến của con sẽ không hoàn toàn quyết định cha hay mẹ là người có quyền trực tiếp nuôi con mà chỉ mang tính tham khảo. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chỗ ở, thời gian chăm sóc con, thu nhập,... của mỗi bên để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

Ý kiến của con không hoàn toàn quyết định ai là người trực tiếp nuôi con

Truy cập tại đây để tìm hiểu về các dịch vụ tư vấn ly hôn, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong việc tranh chấp tài sản, con chung,... khi ly hôn

Ưu tiên giao tất cả các con cho một bên cha, mẹ

Để xem xét quyền lợi mọi mặt của con, dự thảo đã đưa các tiêu chí sau để tòa án đánh giá, tổng hợp:

  • Ý kiến của con;

  • Quyền của trẻ được sống chung với người trực tiếp nuôi hoặc được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

  • Mối quan hệ của trẻ với từng người cha hoặc mẹ;

  • Khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bao gồm cả khả năng bảo vệ trẻ khỏi bị xâm hại, sao nhãng, bóc lột;

  • Mối quan tâm, chia sẻ của con; sự ổn định, liên tục và giảm thiểu sự xáo trộn với môi trường sống và giáo dục của trẻ;

  • Mong muốn của anh, chị, em (nếu có) được ở cùng nhau;

  • Ưu tiên giao tất cả các con cho một bên cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của trẻ em.

Để đảm bảo ổn định tâm lý và tình cảm cho trẻ, dự thảo ưu tiên giao tất cả con cho một bên cha/mẹ trực tiếp nuôi

Nếu bạn còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc muốn tư vấn, thực hiện các thủ tục ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tài sản khi ly hôn,... hãy liên hệ ngay với LHLegal.

Đội ngũ luật sư và cộng sự của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho quý khách hàng tận tâm nhất. Liên hệ ngay với LHLegal qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí