Chưa trả hết nợ chung, vợ chồng có được ly hôn không?

>>> Ly hôn đơn phương có được chia tài sản không?

>>> Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con phải làm thế nào?

Nợ chung giữa vợ và chồng gồm những gì?

Hiện nay, các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình được điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, các vấn đề liên quan đến tài sản chung, nghĩa vụ của vợ và chồng đối với tài sản chung được quy định tại Điều 37 Luật này như sau:

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Theo đó, “nợ chung” giữa vợ và chồng có thể được hiểu là: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

Đối với nghĩa vụ về tải sản nói chung và các khoản nợ chung nói riêng, vợ và chồng đều phải có trách nhiệm của mình. Vấn đề về trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng được quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

“Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Vậy, đối với những khoản “nợ chung”, vợ và chồng đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ hoàn trả, bồi thường.

Điều kiện ly hôn theo pháp luật hiện hành

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình, điều kiện ly hôn như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Vậy, trong trường hợp thuận tình ly hôn, nếu các bên đã tự nguyện thỏa thuận xong các vấn đề liên quan đến tài sản, nghĩa vụ với con cái thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu yếu tố thỏa thuận chưa đảm bảo, Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn.

Nếu vợ chồng đã tự thỏa thuận xong về tài sản, nghĩa vụ với con cái thì Tòa sẽ công nhận thuận tình ly hôn

Trong trường hợp đơn phương ly hôn, Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Điều kiện ly hôn đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên bao gồm: khi có căn cứ của việc bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cho hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được; vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Quy trình giải quyết nợ chung

Theo Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình, nợ chung giữa vợ và chồng được giải quyết như sau:

“Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn

1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.”

Việc giải quyết nợ chung giữa vợ và chồng có thể được giải quyết thông qua thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận hoặc thỏa thuận còn thiếu, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và phân chia nghĩa vụ trả nợ.

Nợ chung giữa vợ chồng được giải quyết thông qua thỏa thuận hoặc nhờ Tòa án phân chia

Chưa trả hết nợ chung, vợ chồng có được ly hôn không?

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Có thể thấy, quyền được yêu cầu giải quyết ly hôn không bị loại trừ bởi vấn đề nợ chung giữa vợ và chồng. Theo luật định, trường hợp duy nhất loại trừ quyền này đó là khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.

Vậy, dù chưa trả hết nợ chung, vợ và chồng vẫn có quyền được ly hôn.

Trên đây là bài phân tích pháp luật liên quan đến “Chưa trả hết nợ chung, vợ chồng có được ly hôn không?”. Liên hệ ngay luật sư ly hôn TPHCM LHLegal nếu bạn cần tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp tài sản, giành quyền nuôi con, hỗ trợ làm thủ tục ly hôn nhanh chóng,...

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí