Chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu?

Thông thương Tòa án sẽ là nơi giải quyết hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để vụ án được đưa ra xét xử, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền án phí.

>>> Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng nhanh chóng

>>> Tôi bị người ta lừa ký vào giấy vay nợ, giờ phải làm sao?

Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong những dấu hiệu sau sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Gây hậu quả nghiêm trọng;

  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt;

  • Tài sản chiếm đoạt có giá từ 2 triệu trở lên;

  • Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.

Căn cứ những dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nếu như tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng, bạn có thể khởi kiện dân sự người có hành vi lừa đảo tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó đang cư trú. Kèm theo đó là đơn khởi kiện, bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho những hành vi lừa đảo.

Nếu tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên thì đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nghĩa là người đó sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự. Trường hợp này bạn có thể đến cơ quan công an, viện kiểm sát để tố cáo hành vi này.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cá nhân, tổ chức khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có quyền làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện trực tiếp ra Tòa để yêu cầu giải quyết.

Nếu bạn chọn khởi kiện ra Tòa thì sẽ mất một khoản phí nhất định như nhờ người bảo vệ quyền lợi của mình hoặc tiền lệ phí, án phí tại Tòa. Không chỉ vậy một số vụ việc còn phát sinh thêm chi phí về giám định.

Tuy nhiên bài viết này chỉ đề cập đến phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi mới tiến hành nộp đơn và thực hiện việc nộp án phí.

Căn cứ tại Điều 22 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về việc nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án hình sự như sau:

“1. Bị cáo không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm và tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

2. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự sơ thẩm, tạm ứng án phí hình sự phúc thẩm, tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.

3. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự kháng cáo về phần dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 28 của Nghị quyết này, thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị quyết này.”

Theo quy định trên, các cá nhân sẽ không phải nộp tiền tạm ứng án phí khi khởi kiện vụ án hình sự sơ thẩm hay phúc thẩm.Tiền tạm ứng án phí chỉ phát sinh khi nào các bên có yêu cầu kháng cáo (trừ bị cáo) về phần dân sự. Tuy không phải nộp tiền tạm ứng án phí nhưng cá nhân vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền án phí với mức 200 ngàn đồng cho một vụ việc. Mức phí này được quy định tại danh mục án phí của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH.

Người cao tuổi bị lừa đảo có được miễn nộp tiền án phí?

Tiền án phí luôn là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện để Tòa án có thể tiếp tục giải quyết vụ án hình sự.

Tuy nhiên pháp luật đề cao tính nhân đạo nên các đối tượng trẻ em, cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật người cao tuổi, người có công với cách mạng sẽ được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc án phí.

Người cao tuổi sẽ được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc án phí

Ngoài ra những đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, làm việc tại khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay các cá nhân là nhân thân liệt sĩ được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ cũng sẽ được miễn tiền án phí hoặc tiền tạm ứng án phí.

Để đảm bảo quyền lợi trên, cá nhân cần làm đơn đề nghị nộp cho Tòa có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh mình thuộc trường hợp được miễn giảm. Theo đó, đơn đề nghị phải có đầy đủ thông tin: Họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm làm đơn, lý do đề nghị miễn giảm,...

Trong vụ án hình sự sơ thẩm thì ai có trách nhiệm nộp tiền án phí?

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì người phải chịu án phí cho vụ án hình sự như sau:

“1. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự:

a) Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm;

b) Bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà sau đó Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

c) Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này;

d) Trường hợp bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng thực tế chứng minh tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản khai báo thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm;

đ) Bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật không yêu cầu một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

e) Bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với pháp luật thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nêu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Trường hợp họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

f) Trước khi mở phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi thường thiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Tại phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp Tòa án đưa ra xét xử vụ án đó;

g) Trường hợp bị cáo tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa thì không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền đã tự nguyện nộp.

2. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự:

a) Trường hợp cả bị cáo và người đại diện của bị cáo đều có kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì chỉ bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

b) Trường hợp chỉ bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

c) Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ;

d) Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án quyết định sửa quyết định về hình sự hoặc sửa quyết định về dân sự hoặc sửa cả quyết định về hình sự và quyết định về dân sự thì không có người kháng cáo nào phải chịu án phí phúc thẩm;

đ) Bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội;

e) Người kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết này;

f) Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

g) Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

h) Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.”

Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu yêu cầu kháng cáo được Tòa chấp nhận

Trên là những nội dung liên quan đến chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản. LHLegal tự hào là đơn vị hỗ trợ tất cả các vấn đề liên quan đến tư vấn pháp luật, thủ tục, soạn đơn, pháp lý,... cho khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp trên toàn quốc.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thuê luật sư bào chữa hay cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ngay LHLegal ngay để Luật sư của chúng tôi giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Ngoài ra để biết thêm về chi phí khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản LHLegal bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí