logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Tôi bị người ta lừa ký vào giấy vay nợ, giờ phải làm sao?

Tôi bị em gái lừa ký giấy vay nợ 500 triệu. Giờ cả gia đình chồng em ấy kiện tôi và doạ cho tôi đi tù mọt gông mặc dù tôi không hề vay. Giờ tôi phải làm sao?

    >>> Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

    >>> Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 triệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Tôi bị người ta lừa ký vào giấy vay nợ, giờ phải làm sao?

    Câu hỏi:

    Xin chào Luật sư, mới đây tôi bị gia đình em tôi kiện vì vay nợ em 500 triệu nhưng thực tế tôi không hề vay. Trước đây em gái ruột tôi có về khóc lóc bảo là mượn nhà chồng 500 triệu nhưng có trục trặc không thể trả đúng hạn. Vì sợ chồng ly dị, nhà chồng quay lưng nên có nhờ tôi viết khống 1 giấy vay nợ để nói dối là tôi mượn. Em tôi hứa sẽ cố gắng sắp xếp trả số tiền đó về lại cho nhà chồng và không liên luỵ đến tôi vì nghĩ chị em ruột nên tôi đã ký giấy nợ. Giờ thì cả nhà em ấy kiện tôi. Nghe nói nếu bị kiện có thể tôi sẽ bị đi tù vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm sao?

    Nội dung tư vấn:

    Để giải đáp cho thắc mắc bị lừa ký vào giấy vay nợ chị vui lòng tham khảo nội dung Luật sư giỏi hình sự - Công ty Luật TNHH LHLegal chuyên bào chữa các vụ án hình sự tư vấn như sau:

    Giấy nợ có ý nghĩa gì?

    Giấy nợ là loại hợp đồng có vai trò cam kết chi trả trong những trường hợp vay trả góp và thương mại. Nó là bằng chứng pháp lý xác nhận sự tồn tại của một khoản nợ và có thể được chuyển nhượng cho bên thứ ba như một công cụ chuyển nhượng.

    Khi người có giấy nợ muốn thanh toán trước ngày đáo hạn, họ có thể chuyển nhượng giấy nợ cho bên khác bằng cách ký hậu trên giấy cam kết, sau đso trình cho người chi trả để tiến hành thanh toán. Trường hợp này, người nắm giữ giấy nợ chuyển quyền nhận tiền từ bên chi trả cho bên nhận tiền, người nắm giấy nợ ban đầu sẽ được giải phóng khỏi trách nhiệm chi trả.

    Tóm lại giấy nợ là tài liệu quan trọng ghi nhận và quản lý các khoản nợ. Nó sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về số tiền nợ, ngày đáo hạn, điều kiện chi trả,... Bằng cách chuyển nhượng giấy nợ, người nắm giữ có thể chuyển quyền nhận tiền và giải phóng bản thân khỏi trách nhiệm thanh toán.

    Có phải trả nợ khi bị lừa ký tên vào giấy vay nợ?

    Việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, theo đó nghĩa vụ trả tiền chỉ phát sinh nếu như người vay tiền đã nhận được tiền từ người cho vay. Nếu chị là người ký giấy vay tiền do một lý do khác mà không hề vay cũng như nhận số tiền thì về lý sẽ không có nghĩa vụ phải trả nợ (chưa phát sinh nghĩa vụ trả nợ).

    Thêm vào đó điều 127 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối như sau:

    “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó…..”

    Như vậy, trường hợp trước đây chị có ký tên vào giấy vay nợ vì em gái chị đã lừa dối chị về hoàn cảnh gia đình lấy lòng thương cảm của chị để lừa chị ký giấy mà chị không hề vay thì chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

    Tuy nhiên, để yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu chị cần phải cung cấp bằng chứng chứng minh mình bị lừa dối trong quá trình ký kết giao dịch.

    Để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, phải cung cấp bằng chứng mình bị lừa dối

    Để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, phải cung cấp bằng chứng mình bị lừa dối

    Người bị lừa ký tên vào giấy vay nợ có bị ngồi tù về tội chiếm đoạt tài sản?

    Còn về vấn đề chị sợ sau khi bị kiện mình sẽ ngồi tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì luật quy định các yếu tố để cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    "Người nào vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt đủ theo luật định thì bị truy cứu TNHS về tội này."

    Trong trường hợp của chị vì chị không hề vay mượn tiền và cũng không dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nên sẽ không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

    Nếu không vay mượn tiền và không dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm

    Nếu không vay mượn tiền và không dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm

    Việc chị cần làm lúc này là thu thập chứng cứ chứng minh mình bị lừa dối hay dụ dỗ trong quá trình ký kết giao dịch. Các tài liệu chị cần chuẩn bị để chứng minh có thể là đoạn hội thoại chị và em chị đã trao đổi vụ việc, tin nhắn, trích xuất camera hôm ký tiền vay,...

    Giấy nợ viết tay có giá trị pháp lý không?

    Theo quy định của bộ luật Dân sự năm 2015 không bắt buộc hình thức cụ thể hợp đồng vay tài sản và cũng không yêu cầu việc công chứng hay chứng thực đối với hợp đồng vay. Điều này có nghĩa là giấy vay nợ viết tay vẫn được xem là hợp đồng vay tài sản và có giá trị pháp lý.

    Lưu ý rằng khi thực hiện giao dịch vay tài sản, đặc biệt là liên quan đến số tiền lớn hoặc giao dịch phức tạp thì bạn cần xem xét kỹ và tư vấn pháp lý từ chuyên gia. Điều này sẽ đảm bảo rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên, tranh được những rủi ro không mong muốn trong quá trình giao dịch.

    Trên đây là toàn bộ tư vấn mà Luật sư chuyên bào chữa hình sự giỏi thông tin đến chị.

    Tìm hiểu thêm về luật sư tư vấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản LHLegal.

    Nếu chị cần luật sư tư vấn các bước chuẩn bị cũng như đơn khiếu nại về trường hợp không vay tiền mà bị đòi nợ chị có thể tìm đến Công ty Luật TNHH LHegal bằng cách liên hệ:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: Admin
    Facebook chat