Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự Việt Nam

Suy đoán vô tội là nguyên tắc có tính nền tảng của tố tụng văn minh, nếu như thiếu nó chúng ta sẽ không đạt được nền tư pháp công bằng và nhân đạo. Là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ quyền con người, suy đoán vô tội được nhiều quốc gia xem là nguyên tắc của tố tụng hình sự.

Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội

Suy đoán vô tội trong tiếng anh là “the right to be presumed innocent” hay “presumption of innocence”, có thể hiểu là quyền được giả định vô tội.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013:

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Hoặc theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì suy đoán vô tội là:

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Căn cứ theo quy định trên, ta có thể hiểu rằng một người bị buộc tội được xem là không có tội cho tới khi chứng minh được họ có tội theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

 

Người bị buộc tội được xem là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục của pháp luật quy định

Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội

Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015::

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Qua quy định trên, nguyên tắc suy đoán vô tội gồm các nội dung sau:

  • Người bị buộc tội được xem là không có tội cho đến khi tội của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật tố tụng hình sự 2015.

  • Khi chưa chứng minh theo trình tự, thủ tục, chưa có bản án kết tội của tòa án thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được đối xử người bị buộc tội như người phạm tội. Ngoài ra họ cũng không được có định kiến, thiên lệch khi giải quyết vụ án ngay cả khi người bị buộc tội bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn.

  • Việc chứng minh bắt buộc phải làm theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các hình thức mớm cung, bức cung trong quá trình thu thập chứng cứ vì hành động này sẽ làm vụ án đi theo hướng sai lệch và vụ án không được sáng tỏa.

  • Khi không đủ hoặc không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Mọi nghi ngờ trong quá trình tố tụng đều phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.

Trách nhiệm chứng minh phạm tội sẽ thuộc về bên người buộc tội, người bị buộc tội có thể dùng quyền im lặng để không gây ra bất lợi cho mình.

Xem thêm: Quyền im lặng của bị can bị cáo trong tố tụng hình sự

Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội

Nguyên tắc suy đoán vô tội có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ án hình sự như:

  • Nguyên tắc suy đoán vô tội cũng mang ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng và thi hành pháp luật tố tụng hình sự, tạo ra hành lang pháp lý trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng. Đảm bảo được quyền cá nhân, sự khách quan, công bằng được duy trì trật tự và phát huy.

  • Giúp cho hoạt động, quá trình chứng minh được thực hiện đúng thủ tục, quy trình, quy định pháp luật và giúp loại trừ những yếu tố, vấn đề còn nghi ngờ về hành vi phạm tội.

  • Phản ánh sự nhân đạo, nhân văn của pháp luật dân chủ và pháp quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tránh trường hợp buộc tội và kết án thiếu căn cứ.

Nguyên tắc suy đoán vô tội giúp cho quá trình chứng minh được thực hiện đúng thủ tục, quy trình

Giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

Để nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả thì cần những giải pháp như sau:

  • Hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội.

  • Thường xuyên bồi dưỡng, mở lớp đào tạo cho công chức, cán bộ có thẩm quyền tiến hành tố tụng để nâng cao nghiệp vụ trong xét xử.

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân, đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân về quyền được suy đoán vô tội trong trường hợp, tình huống nào. Đảm bảo tốt quyền lợi của bản thân, tránh những trường hợp không biết gây thiệt hại cho bản thân.

  • Nên bổ sung nguyên tắc suy đoán vô tội ở giai đoạn thi hành án hình sự.

Một số quy định thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

Bên cạnh việc trao cho bị can, bị cáo quyền giữ im lặng thì các nhà lập pháp Việt Nam cũng dần dần ban hành những quy định  để thay đổi quan điểm điều tra, truy tố, xét xử trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS ở Việt Nam được thể hiện qua các quy định như: 

Bỏ mặc đồ tù nhân

Trang phục của bị cáo khi ra Tòa: Các bạn có nhớ trước năm 2004, năm mà BLTTHS 2003 chưa có hiệu lực. Lúc đó bị cáo ra tòa phải mặc đồ tù nhân. Điều này thể hiện rõ trong vụ án Năm Cam. Tuy nhiên, từ năm 2004 thì các phiên Tòa mới dần bỏ việc này. Bị cáo khi ra Tòa mặc đồ bình thường như bao người khác.

Quy định lại bố trí phòng xét xử

Quy định về bố trí phòng xét xử tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC như sau:

  • Bỏ vành móng ngựa, thay vào đó là bục khai báo.

  • Đặc vị trí của Đại diện VKS và Người bào chữa ngang hàng nhau.

Theo quy định thông tư 01/2017/TT-TANDTC sẽ bỏ vành móng ngựa thay bằng bục khai báo

Xem thêm: Phòng xét xử không vành móng ngựa có ý nghĩa như thế nào?

Hai sự thay đổi này nếu nhìn dưới góc độ kỹ thuật thì có lẽ nhiều người nghĩ sẽ không quá quan trọng. Nhưng đứng dưới góc độ của pháp luật thì hoàn toàn khác.

Trước đây tại một phiên Tòa hình sự, đại diện VKS ngồi ở phía trên so với vị trí của người bào chữa. Điều đó thể hiện trạng thái bề trên, trong khi bản chất người buộc tội và người gỡ tội phải được đặt ngang hàng nhau. Sự ngang hàng về mặt vị trí về mặt vật chất sẽ kéo theo là ngang hàng về mặt quan điểm, tư tưởng. Tòa ngồi giữa sẽ đánh giá vụ án qua lời buộc tội, gỡ tội một cách công minh hơn, giảm thiểu được thiên khiến sai lệch khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

Việc thay đổi quan điểm trong tố tụng hình sự bằng cách áp dụng triệt để nguyên tắc suy đoán vô tội và trao quyền im lặng cho bị can, bị cáo mục đích cuối cùng là hướng đến những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp.

Trên là những nội dung về “Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự” nếu như quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý hãy tìm luật sư hình sự giỏi LHLegal ngay, chúng tôi sẽ giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí