Tham ô tài sản là gì? Người phạm tội tham ô bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

>>> Thu hồi tài sản tham nhũng không qua thủ tục kết tội thực hiện ra sao?

>>> Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Tham ô tài sản là gì?

Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình.

Theo mô tả của khoản 1 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tham ô tài sản được mô tả là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý thành tài sản riêng.

Chủ thể của hành vi tham ô là những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Họ là những người có chức vụ đặt biệt hoặc là những người được giao cho quản lý một khối tài sản nhất định.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội tham ô khi có một trong các dấu hiệu sau:

  • Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 trở lên

  • Gây thiệt hại lớn cho an sinh xã hội (chiếm đoạt tiền dùng vào mục đích xóa đói giảm nghèo; tiền trợ cấp, phụ cấp cho người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng, trợ cấp, quyên góp cho vùng thiên tai, …)

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này trước đó và chưa hết thời hạn bị kỷ luật nhưng lại tiếp tục vi phạm về hành vi này

  • Đã bị kết án tại Mục 1 Chương XXIII (các loại tội phạm tham nhũng) chưa được xóa án tích lại tiếp tục vi phạm

Hành vi tham ô tài sản thực hiện ra sao?

Khách thể của tội “Tham ô tài sản” là những mối quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín.

Đối tượng tác động của tội phạm chính là tài sản mà người có chức vụ, quyền hạn đang trực tiếp quản lý. Tài sản này là tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước  sở hữu và đang đặt dưới  sự quản lý của cơ quan, tổ chức trong Nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước đang giao cho người phạm tội quản lý.

Trong doanh nghiệp, hành vi tham ô thường xảy ra ở các vị trí, bộ phận sau: 

  • Chủ doanh nghiệp: do có sự nhận thức không đúng giữa tài sản doanh nghiệp và tài sản cá nhân. Tự ý sử dụng tài sản của Doanh nghiệp vào việc riêng như chỉ đạo Kế toán, Thủ quỹ xuất tiền, lấy tài sản của doanh nghiệp

  • Người lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp: là những người được chủ doanh nghiệp thuê theo Hợp đồng hoặc hình thức khác nhằm quản lý hoạt động, tài sản của doanh nghiệp. Những người này có thể lợi dụng chức vụ và quyền hạn chỉ đạo bộ phận Kế toán, Thủ quỹ lập chứng từ kế toán giả hoặc tự đưa chứng từ giả vào để chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp

  • Các vị trí được giao trực tiếp quản lý tài sản như Kế toán trưởng, Kế toán, Thủ quỹ: do họ dễ tiếp cận đến tài sản của Doanh nghiệp thông qua nhiệm vụ được giao nên họ có điều kiện để thực hiện công khai, lén lút, gian dối trong giả mạo hồ sơ, chứng từ,…

Hành vi tham ô trong doanh nghiệp thường xảy ra ở các vị trí: Chủ doanh nghiệp, người lãnh đạo, điều hành, kế toán, thủ quỹ,...

Ngoài các cá nhân trên, bất kỳ nhân viên nào khác có hành vi chiếm đoạt đối với tài sản được giao trực tiếp quản lý cũng có thể bị xử lý về tội Tham ô tài sản. 

Ví dụ:

Anh T là nhân viên giao hàng tại Công ty Giao hàng K. công việc của T là hàng ngày đến Bưu cục lấy hàng rồi đem giao hàng cho khách, khi nhận hàng thì T sẽ thu hộ tiền hàng rồi giao lại cho công ty bằng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt. Một ngày, T đến công ty và nhận 17 đơn hàng đi giao cho khách, sau khi nhận 17.951.750 tiền thu hộ của 17 đơn hàng T nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đã lấy số tiền này đem trả nợ và tiêu xài cá nhân. Vào cuối ngày T đã làm giả hình ảnh chuyển tiền và gửi cho công ty. Sau khi cong ty K phát hiện đã trình báo sự việc với cơ quan chức năng

=> Anh T là nhân viên hợp đồng với công ty K, T được giao trách nhiệm quản lý số tiền hàng thu hộ của khách hàng và giao nộp lại cho công ty nhưng T đã chiếm đoạt vào mục đích riêng. T lúc này đã lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý đủ yếu tố để cấu thành tội Tham ô tài sản.

Người phạm tội tham ô tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Khung hình phạt ra sao?

Người tham ô tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt tù cao nhất cho tội tham ô tài sản là chung thân và án phạt cao nhất là tử hình.

Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi tham ô tài sản từ 2.000.000 đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp sau:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô nhưng vẫn tiếp tục vi phạm

  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm cho các trường hợp sau:

  • Có tổ chức

  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm

  • Phạm tội 02 lần trở lên

  • Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm cho các trường hợp sau:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc hình cho các trường hợp sau: 

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài phạt tù thì người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Người phạm tội tham ô có thể bị phạt tù cao nhất là chung thân hoặc tử hình

Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 353 của Bộ luật Hình sự 2015.

Tội "Tham ô tài sản" là một tội danh thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng, đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… đã lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… mà mình có trách nhiệm quản lý. Hậu quả gây ra có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển bền vững của đất nước. Do đó, để hạn chế thiệt hại của hành vi tham ô tài sản Bộ luật Hình sự 2015 có quy định một quy tắc nhân đạo giúp người phạm tội có thể sửa chữa lỗi lầm.

Theo đó, tại điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

“Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.”

Theo quy định trên, người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không thi hành án tử hình đối với người này.

=> Trong trường hợp này, hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Xem thêm: https://luatsulh.com/gioi-thieu/luat-su-gioi-hinh-su-binh-thanh-dich-vu-luat-su-hinh-su-344.html

Quy trình thu hồi tài sản có được do tham ô

Theo quy định tại Điều 93 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

“1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Và quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015: 

“1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

Tài sản có được do tham nhũng phải được thu hồi và trao trả lại cho người sỡ hữu, người quản lý hợp pháp. Những người chiếm hữu tài sản trái pháp luật ngoài việc hoàn trả tài sản còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu việc chiếm hữu tài sản trái pháp luật đó gây ra thiệt hại cho xã hội

Tài sản do tham nhũng sẽ được thu hồi và trao trả cho người sở hữu hợp pháp

Hầu hết các thủ tục pháp lý thu hồi tài sản dựa trên các cuộc điều tra tài chính. Đó là quá trình truy tìm tài sản, các khoản thu nhập và chi tiêu của người phạm tội. Quá trình này thường bao gồm 05 giai đoạn: Thu thập thông tin, bằng chứng và truy tìm tài sản; bảo quản tài sản; thủ tục Tòa án; thi hành các lệnh; trả lại tài sản

  • Thu thập thông tin, bằng chứng và truy tìm tài sản: giai đoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi chức năng sử dụng các biện pháp, nghiệp vụ điều tra để thu thập thông tin, bằng chứng và truy vết tài sản cần phải thu hồi.

  • Bảo quản tài sản: Trong giai đoạn này, số tiền thu được và các công cụ bị tịch thu trong giai đoạn trước sẽ được bảo quản để tránh tiêu tán, di chuyển hoặc tiêu hủy và để phục vụ cho mục đích thu hồi cũng như chứng minh hành vi tham nhũng trong giai đoạn kế tiếp. Thẩm phán điều tra hoặc các cơ quan thực thi pháp luật có thẩm quyền ban hành lệnh phong tỏa hay tạm giữ tài sản nhằm mục đích tịch thu

  • Thủ tục tòa án: Tố tụng tại Tòa án có thể liên quan đến tịch thu hình sự hoặc tịch thu không dựa trên phán quyết của Tòa án.

  • Thu hồi tài sản sẽ đạt được thông qua việc ban hành các lệnh tịch thu, bồi thường; tiền bồi thường thiệt hại hoặc phạt tiền, tịch thu có thể dựa trên tài sản hoặc dựa trên giá trị.

Trên đây là bài viết phân tích pháp luật về “Tham ô tài sản và trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản” gửi đến quý bạn đọc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí