Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt bao nhiêu năm tù?

Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hay chung thân nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là gì?

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giam giữ người khác trái phép để làm con tin. Mục đích của việc này là buộc gia đình, người thân của con tin phải nộp tiền chuộc.

Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ thực hiện hai hành vi là:

  • Hành vi bắt cóc người khác làm con tin;

  • Hành vi đe dọa giao nộp tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản đó.

Bắt cóc chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người khác để làm con tin và buộc người thân của họ nộp tiền chuộc

Quy định của pháp luật về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Tại Điều 169, luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Dấu hiệu pháp lý của Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản

Bạn có thể nhận diện những điểm đặc trưng cơ bản của tội này qua 04 dấu hiệu pháp lý sau đây:

Ai có thể phạm tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản?

Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể là bất kỳ ai là công dân Việt Nam, người nước ngoài hay người không quốc tịch; người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực làm chủ hành vi và năng lực nhận thức. Nếu như thiếu một trong hai năng lực này thì người đó sẽ được xem là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này họ sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 bộ luật Hình sự.

Hành vi cấu thành tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thể hiện qua 02 hành vi:

  • Hành vi bắt cóc người khác làm con tin: Thường thể hiện bằng việc lén lút đưa người bị bắt cóc đến một nơi nào đó rồi thông báo cho người thân của họ để yêu cầu nộp tiền. Nếu như không trả tiền thì người bị bắt cóc sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Hành vi này có thể thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: Cho uống thuốc ngủ, đánh thuốc mê, nói dối, dùng vũ lực,... để bắt cóc người khác.

  • Hành vi đe dọa người thân, gia đình của người bắt cóc để tống tiền: Người phạm tội sẽ đe dọa gia đình nếu như không nộp tiền và tài sản thì con tin sẽ bị hành hạ, đánh đập hay thậm chí là giết chết. Hành vi này được thực hiện qua hình thức viết thư, nhắn tin, gọi điện thoại qua người khác hoặc trực tiếp người thân của con tin.

Hành vi cấu thành tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản là bắt cóc người khác làm con tin và đe dọa gia đình họ để tống tiền

Các hành vi trên tác động thế nào đến người bị hại?

Hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến 02 quan hệ là:

  • Quan hệ nhân thân: Xâm phạm đến sức khỏe, tinh mạng, quyền tự do thân thể, nhân phẩm, danh dự của người bị bắt cóc.

  • Quan hệ tài sản: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người thân, gia đình người bị bắt cóc.

Trên đều là những điều cơ bản của con người được pháp luật bảo vệ.

Xem thêm: Cho người bắt cóc và con tin trú trong nhà bạn sẽ là đồng phạm hay che giấu tội phạm?

Dấu hiệu về lỗi, động cơ, mục đích

Tội phạm này thực hiện do lỗi cố ý, mục đích là thực hiện hành vi bắt cóc người khác nhằm buộc chủ tài sản nộp tài sản và chiếm đoạt tài sản đó.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được xem là hoàn thành khi có hành vi bắt giữ người khác trái pháp luật và yêu cầu người khác trao tài sản, không cần xét đến việc tài sản đó đã bị chiếm đoạt hay chưa.

Nếu người phạm tội bắt cóc người khác mà không chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác thì tùy từng trường hợp mà người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho một tội phạm tương ứng.

Hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xem là phạm tội dù cho có lấy được tiền hay không. Nếu không đạt được mục đích đòi tiền chuộc mà người phạm tội đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của con tin thì tùy hành vi thực hiện mà sẽ xử thêm Tội cố ý gây thương tích hay Tội giết người cùng với Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản bị phạt tù bao nhiêu năm?

Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự, người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ phải chịu các khung hình phạt sau:

Khung 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Đối với hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.

Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;

  • Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Đối với 02 người trở lên;

  • Đối với người dưới 16 tuổi;

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 18 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

Bắt cóc chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu - dưới 500 triệu sẽ bị phạt tù từ 10-18 năm

Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

  • Làm chết người;

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội có thể sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với người chuẩn bị phạm tội: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Qua đó, khung hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt từ từ 2-7 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân và có thể sẽ phải chấp hành thêm các hình phạt bổ sung.

Người chuẩn bị phạm tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Dựa theo Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Vì vậy, nếu người chuẩn bị phạm tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn che giấu người bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

Tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội che giấu tội phạm như sau:

“2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Theo quy định trên, đối với hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình nhằm che giấu người bắt cóc thì sẽ bị phạt tù từ 2-7 năm tù.

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để che giấu người bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ 2-7 năm

Trên là những thông tin liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng như khung hình phạt đối với tội danh này. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho bạn.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn pháp luật, soạn thảo đơn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,... bạn hãy liên hệ ngay với Luật sư tư vấn luật hình sự LHLegal qua những cách thức sau để được hỗ trợ nhanh nhất!

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí