Cầm giữ tài sản là gì?
Căn cứ Điều 346 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 346. Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Theo đó, cầm giữ tài sản được hiểu là khi bên có quyền trong hợp đồng song vụ được quyền chiếm giữ tài sản là đối tượng của hợp đồng đó khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ tại hợp đồng.
Thời điểm xác lập cầm giữ tài sản
Vậy khi nào bên có quyền được tiến hành cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ?
Căn cứ Điều 347 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 347. Xác lập cầm giữ tài sản
1. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.”
Như vậy, khi thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền phát sinh quyền cầm giữ tài sản. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản
Đối tượng thực hiện của quyền cầm giữ tài sản
Vậy tài sản nào bên có quyền được quyền cầm giữ, có phải bên có quyền được quyền chiếm giữ mọi tài sản của bên có nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng hay không?
Căn cứ Điều 48 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định:
“Điều 48. Thực hiện quyền cầm giữ
1. Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
2. Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
3. Tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải là kết quả của việc khai thác tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi này cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước thời điểm người này vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ chiếm giữ hoa lợi cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành.”
Theo đó, bên có quyền chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm, chứ không mặc nhiên được toàn quyền chiếm giữ bất kỳ tài sản nào của bên có nghĩa vụ.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
Chấm dứt cầm giữ tài sản
Điều 350 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp làm chấm dứt cầm giữ như sau:
-
Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
-
Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
-
Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
-
Tài sản cầm giữ không còn.
-
Theo thỏa thuận của các bên.
Trên đây là các quy định pháp luật liên quan về biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản. Hy vọng bài viết cung cấp cho Quý Bạn đọc các quy định pháp luật liên quan đến biện pháp bảo đảm này.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về kinh doanh thương mại tại LHLegal
Khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, việc thuê Luật sư là hoàn toàn cần thiết. Đội ngũ Luật sư giỏi kinh doanh thương mại của chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp toàn diện an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp.
Với kiến thức và trình độ chuyên môn sâu rộng chúng tôi luôn xem xét, đánh giá sự việc trên nhiều khía cạnh để doanh nghiệp hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Giao nộp tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự: Quy định và thời điểm giao nộp (26.04.2025)
Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín có thể bị xử phạt tù (23.04.2025)
Luật sư giỏi hòa giải tại các vụ án dân sự tại phiên tòa phúc thẩm, sơ thẩm (03.04.2025)
Vụ 71 triệu đồng chuyển nhầm: Cả tài xế và nữ hành khách đều có thể bị kiện? (02.04.2025)
Từ hôm nay, 01/4/2025 chính quyền cấp xã không còn thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm Pháp Luật (01.04.2025)
Đòi nợ thế nào để không vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi? (01.04.2025)
Cẩn trọng khi đổi tiền mới và tiền lưu niệm để tránh vi phạm pháp luật (01.04.2025)
Làm thế nào để thanh lý tài sản cầm cố hợp pháp? (01.04.2025)