Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào? Làm thế nào để chứng minh tài sản riêng? Xem ngay những nội dung sau đây của LHLegal để được giải đáp nhé!

Tài sản riêng là gì?

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân & gia đình định nghĩa về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Dựa vào quy định trên thì tài sản riêng của vợ chồng được xác định gồm:

  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng;

  • Tài sản của mỗi người có trước khi kết hôn;

  • Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;

  • Tài sản được thừa kế, cho tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân;

  • Phần tài sản được chia, lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung.

  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng và các tài sản khác thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2014 của Chính phủ, tài sản riêng của vợ chồng còn gồm:

“1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.”

Thời kỳ hôn nhân được xác định từ thời điểm nào?

Tại Khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thời kỳ hôn là khoảng thời gian tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt kết hôn.

Thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt kết hôn

Ngày đăng ký kết hôn được lấy làm mốc đầu để thời kỳ hôn nhân bắt đầu và ngày chấm dứt hôn nhân là mốc cuối.

Xác định thời kỳ hôn nhân là rất quan trọng vì khi thời kỳ hôn nhân bắt đầu thì pháp luật đã bắt đầu điều chỉnh quan hệ này giữa vợ và chồng. Trong đó bao gồm cả tài sản chung, con cái, quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng khác với những thành viên trong gia đình với nhau.

Thế nào là chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?

Để biết cách xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì trước tiên bạn cần hiểu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là gì?

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là chế độ tài sản được vợ chồng xác lập theo thỏa thuận bằng văn bản trước khi kết hôn và phải dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện.

Nội dung của thỏa thuận sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến tài sản như căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung và tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ của vợ,chồng đối với các loại tài sản đó; và nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng.

Những quy định này sẽ giúp vợ chồng đảm bảo được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Hơn nữa, việc lập thỏa thuận này có thể củng cố vững chắc quan hệ vợ chồng, giúp cuộc hôn nhân lâu bền, tránh trường hợp vụ lợi trong hôn nhân và giảm các tranh chấp khi ly hôn.

Ngoài ra, quy định này cũng góp phần giảm chi phí khi ly hôn và giúp Tòa án xác định được tài sản riêng, tài sản chung nhanh chóng và dễ dàng hơn đó quý vị.

Xem thêm: Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, phân chia tài sản và con cái như thế nào?

Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Xác định tài sản riêng dựa vào nguồn gốc tài sản

Một trong những cơ sở để xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là dựa vào nguồn gốc hình thành và sở hữu tài sản đó:

  • Tài sản này có phải là của ông bà tổ tiên để lại hay do cha mẹ, người thân tặng cho riêng cá nhân hoặc là người được thừa kế.

  • Nếu như được mua bằng tiền thì tiền đó ở đâu mà có, nếu là tiền của cá nhân, từ tài sản riêng của cá nhân. Nói cách khác phải xác định tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của cá nhân không.

  • Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng chưa?

Để xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân bạn có thể dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản

Xác định tài sản riêng dựa vào sự thỏa thuận

Trong việc xác định tài sản riêng của vợ chồng, yếu tố quyết định vẫn là “Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng”. Nếu như hai bên có thỏa thuận hợp pháp về việc phân định tài sản riêng, tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì yếu tố nguồn gốc tài sản hay thời điểm tạo lập tài sản cũng sẽ chẳng có ý nghĩa gì.

Pháp luật vẫn đặt quyền tự do thỏa thuận, tự do ý chí của vợ chồng ở vị trí cao nhất và được tôn trọng nhất. Vì vậy để rõ ràng tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng nên thỏa thuận minh bạch và cụ thể với nhau.

Vợ chồng có thể thỏa thuận bằng các hình thức:

  • Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Thỏa thuận chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

  • Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn;

  • Thỏa thuận về tài sản khác theo quy định.

Xem thêm về Dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình giỏi >>> Truy cập ngay

Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Về mặt hình thức

Quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Trong trường hợp hai bên lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Điều này có nghĩa là nếu trước khi xác lập hôn nhân, vợ chồng không có thỏa thuận, thì sau khi xác lập hôn nhân, họ không có quyền thỏa thuận để xác lập chế độ tài sản này. Khi đó, chế độ tài sản theo luật  định sẽ mặc nhiên được áp dụng.

Cũng tương tự như vậy, nếu có thỏa thuận xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, nhưng họ lại không xác lập quan hệ hôn nhân thì thỏa thuận này sẽ không có giá trị pháp lý (bởi lẽ thỏa thuận chỉ có giá trị pháp lý khi họ trở thành vợ chồng của nhau).

Lưu ý: Về bản chất, thỏa thuận của vợ chồng là một giao dịch dân sự, do đó nó phải tuân theo quy định của pháp luật về những điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo quy định.

Cụ thể gồm:

  • Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện;

  • Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Vợ chồng tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện thì thỏa thuận về chế độ tài sản mới có hiệu lực

Không được vi phạm các nguyên tắc chung về tài sản vợ chồng

Thỏa thuận này không được vi phạm các nguyên tắc chung đối với chế độ tài sản của vợ chồng. Cụ thể:

  • Không xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa vợ chồng

  • Không xâm phạm đến lợi ích chung của gia đình;

  • Không xâm phạm đến quyền lợi của người thứ ba

(Theo quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Ngoài ra, nội dung của thỏa thuận này không được vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế cũng như quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con, của các thành viên khác trong gia đình mọi người nhé. Nếu vi phạm một trong các nội dung nêu trên, thì thỏa thuận này sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. (Quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, thay thế chế độ tài sản

Vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, thay đổi chế độ tài sản theo thỏa thuận của họ bất kỳ lúc nào sau khi kết hôn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi này phải theo những quy định chung về thủ tục giống như khi xác lập thỏa thuận ban đầu.

Theo đó, vợ chồng có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Ngoài ra, pháp luật vẫn cho phép họ được thay đổi chế độ tài sản và áp dụng chế độ tài sản theo luật định trong thời kỳ hôn nhân, mặc dù trước đó đã áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không chỉ có hiệu lực đối với vợ chồng mà còn có thể phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba. Do vậy, khi xác lập, thực hiện giao dịch  vợ chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin có liên quan. Nếu vợ chồng vi phạm, thì người thứ ba được xem là ngay tình và được pháp luật về dân sự bảo vệ.

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Trong văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm những nội dung cơ bản nào?

Tuy thỏa thuận được xây dựng dựa vào ý chí hai bên nhưng trong văn bản thỏa thuận vẫn phải đảm bảo đủ nội dụng

Mặc dù Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được xây dựng dựa vào ý chí của hai bên. Tuy nhiên, trong văn bản thỏa thuận nên đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:

  • Thứ nhất: Phải xác định được rõ ràng đâu là tài sản chung, đâu tài sản riêng của vợ, chồng;

  • Thứ hai: Phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; cũng như tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình;

  • Thứ ba: Quy định rõ điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

  • Thứ tư: Và các nội dung khác có liên quan theo ý muốn của các bên.

(Theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Trong phần nội dung xác định quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản, hai bên có thể thỏa thuận phương pháp xác định tài sản theo một trong các phương án sau đây:

  • Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;

  • Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng, mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;

  • Giữa vợ và chồng không có tài sản chung, mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;

  • Hoặc được xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.

(Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP).

Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chế độ tài sản theo luật định sẽ được áp dụng.

Làm sao để chứng minh tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân?

Dù cho pháp luật có quy định về tài sản chung, riêng của vợ chồng nhưng để xác định rõ ràng tài sản nào là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì không phải là việc dễ dàng. Vì vậy để xác định được tài sản riêng trong trường hợp này thì phải cần chứng minh.

Tại khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình khẳng định:

“Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”

Nếu như không có thỏa thuận nào khác hoặc không được tạo lập từ tài sản riêng thì đều được xem là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Để chứng minh tài sản riêng thì vợ chồng có thể căn cứ vào một trong các loại giấy tờ sau:

  • Chứng minh đây là tài sản hình thành trước hôn nhân thông qua các loại hóa đơn, hợp đồng mua bán, chứng từ việc tặng cho, mua bán,... có được trước khi kết hôn;

  • Tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã phân chia tài sản chung vợ chồng thông qua các văn bản phân chia tài sản chung vợ chồng. Trong đó việc chia tài sản phải được thể hiện thông qua các văn bản, có thể được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc của pháp luật.

  • Xuất trình quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án.

  • Cung cấp một số giấy tờ liên quan đến việc tặng cho, thừa kế, chia riêng.

Để chứng minh tài sản riêng, vợ chồng cần cung cấp giấy tờ liên quan đến tặng cho, thừa kế,...

Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà vợ chồng có thể xuất trình các giấy tờ liên quan với cơ quan có thẩm quyền khi yêu cầu chia tài sản chung và xác định tài sản riêng.

Như vậy, vợ chồng hoàn toàn có quyền có tài sản riêng, đối với tài sản riêng vợ/chồng có quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt, nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Nếu ly hôn thì tài sản riêng sẽ thuộc quyền sở hữu của vợ/chồng, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

Trên đây là toàn bộ nội dung LHLegal muốn giới thiệu đến quý vị và các bạn về “Quy định thỏa thuận của vợ chồng về tài sản trước khi kết hôn”. Hi vọng rằng bài viết hữu ích đến mọi người.

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí