Hướng dẫn chia thừa kế theo pháp luật

Thừa kế là gì? Điều kiện để được hưởng thừa kế theo pháp luật là gì? Mức hưởng của họ được xác định như thế nào? Tất cả sẽ được Công ty Luật LHLegal - Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về thừa kế giải đáp thông qua bài viết này.

Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

  • Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

  • Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Pháp luật quy định về chia thừa kế theo pháp luật

Bộ luật Dân sự 2015 quy định ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Trong đó, có những người dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Theo luật định đó được gọi là: Thừa kế theo pháp luật.

Chúng ta biết rằng “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, thì người lập di chúc sẽ có các quyền:

(1) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

(2)  Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

(3) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

(4) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

(5) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

(Điều 626 Bộ luật Dân sự).

Người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý và phân chia di sản

Tuy nhiên, pháp luật lại đưa ra quy định “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” ở Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.

Có thể thấy rằng: Quy định trên một mặt pháp luật vẫn tôn trọng ý chí của người để lại di sản, mặt khác lại đặt ra những hạn chế nhất định để bảo vệ quyền được hưởng thừa kế cho một số chủ thể, mà khi còn sống người để lại di chúc có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc. Theo đó, những chủ thể này sẽ được hưởng phần di sản ít nhất bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Ai đủ điều kiện để được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây vẫn được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

Thứ nhất: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Thứ hai: Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trong đó:

  • “Con chưa thành niên” được xác định là con chưa đủ mười tám tuổi;

  • “Vợ chồng” được xác định là vợ chồng hợp pháp, có tồn tại mối quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận;

  • “Con thành niên mà không có khả năng lao động” được xác định là con thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) bị suy giảm khả năng lao động  hoặc tổn thương cơ thể từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu;

  • “Con” ở đây được xác định bao gồm con trong giá thú, con ngoài giá thú, con ruột, con nuôi;

  • “Cha, mẹ” được xác định bao gồm cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi.

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật

Click xem thêm để tìm hiểu về luật sư chuyên tư vấn về thừa kế chuyên nghiệp

Điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật

Về phần này thì Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định rõ những người không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế khi:

“Không được người lập di chúc cho hưởng”

hoặc “Cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó “ 

“…trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó…”

Trong đó:

  • “Không được người lập di chúc cho hưởng” được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí (1) truất quyền hưởng di sản của những người này hoặc (2) không đề cập đến những người này trong di chúc.

  • “Cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó” được hiểu là người lập di chúc cho hưởng, nhưng những người này lại được cho hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Do đó, trường hợp này họ sẽ được hưởng bằng 2/3 suất thừa kế nói trên.

Ví dụ:

Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp, có hai người con chung là C và D (đều đã thành niên). Năm 2019 ông A lập di chúc để lại cho bà B 100 triệu đồng, C và D mỗi người 400 triệu đồng. Năm 2021 ông A chết và tổng di sản để lại là 900 triệu. Trong trường hợp này, suất của một người thừa kế theo pháp luật được xác định là 900 triệu: 3 = 300 triệu (những người trong hàng thừa kế thứ nhất của ông A có 03 người là B, C, D). Do đó bà B sẽ được hưởng mức thấp nhất là 2/3 x 300 triệu = 200 triệu. Như vậy, trong ví dụ trên B sẽ được hưởng 200 triệu chứ không phải 100 triệu theo như nội dung di chúc mà ông A để lại.

Mức hưởng thừa kế theo pháp luật

Theo luật thì: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba (2/3) suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Di sản ở đây được xác định là “di sản gốc”. Đó là phần di sản còn lại để chia thừa kế sau khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại như mai táng phí; các khoản cấp dưỡng còn thiếu; các khoản bồi thường thiệt hại; các khoản nợ của nhà nước,…

Cách tính: Chúng ta lấy phần “di sản gốc” đem chia cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng, được bao nhiêu nhân với hai phần ba (2/3) của suất đó thì sẽ cho ra kết quả mọi người nhé.

Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật cần lưu ý những vấn đề gì?

Xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật

Diện những người được hưởng thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng thừa kế của người chết theo pháp luật. Diện những người thừa kế được xác định theo mối quan hệ đối với người để lại di sản gồm: Hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.

Diện những người thừa kế được xếp thành ba hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Theo đó người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần bằng nhau. Người hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp được thừa kế thế vị

Theo nguyên tắc chung, người thừa kế phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên nếu người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại thừa kế. Nên pháp luật nước ta đã quy định về trường hợp thừa kế thế vị như sau:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Con, cháu, chắt sẽ được thừa kế thế vị nếu bố/mẹ hoặc ông/bà chết trước hoặc cùng với ông/bà hoặc cụ

Thừa kế thế vị là việc mà con, cháu, chắt sẽ được thay vào vị trí của bố, mẹ, ông, bà để hưởng di sản của ông bà hoặc cụ trong trường hợp bố/mẹ hoặc ông/bà chết trước hoặc chết cùng ông/bà hoặc cụ. Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ hoặc ông bà mình (phần di sản bố mẹ/ông bà đáng lẽ được hưởng nếu còn sống).

Xem thêm: Người nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất không?

Việc cần làm trước khi yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật

Xác định di sản thừa kế

Di sản thừa kế là tài sản mà người chết để lại được quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”

Như vậy di sản thừa kế là tài sản, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người để lại di sản. Di sản này có thể là tài sản riêng hoặc phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác như: Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng, tài sản chung theo phần của người chết khi đồng sở hữu với người khác.

Theo quy định của pháp luật, nếu như một trong trong những đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết sẽ là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.

Khác với tài sản chung theo phần, tài sản mà vợ chồng cùng nhau tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là là tài sản chung hợp nhất. Vì vậy mỗi người đều có quyền ngang nhau đối với tài sản. Phần tài sản này sẽ được chia đôi theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 66 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 có quy định.

“Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Xác định thời điểm mở thừa kế

Tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.”

Việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng để từ đó có thể xác định chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản của người thừa kế gồm những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ để xác định những người thừa kế của người đã chết.

Thời điểm mở thừa kế sẽ được dùng làm căn cứ xác định những người thừa kế

Xác định thời hiệu thừa kế

Thời hiệu thừa kế được quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”

Theo đó, thời hiệu thừa kế đối với mỗi tài sản sẽ có quy định khác nhau. Khi hết thời gian này, người thừa kế không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chia di sản thừa kế. Đồng thời, di sản thừa kế sẽ thuộc về người quản lý di sản, người đang chiếm hữu tài sản hoặc Nhà nước.

Tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế 1900 2929 01

Công ty Luật LHLegal - Văn phòng Luật sư giỏi và uy tín TP. Hồ Chí Minh chuyên tư vấn các vấn đề về thừa kế cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế qua tổng đài điện thoại. Mọi vướng mắc pháp lý của người dân về vấn đề thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hay tranh chấp quyền thừa kế sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua số điện thoại: 1900 2929 01

Tư vấn pháp luật thừa kế, phân chia tài sản thừa kế

  • Tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình;

  • Tư vấn về hàng thừa kế theo luật;

  • Tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo luật;

  • Tư vấn và xác định tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế;

  • Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế;

  • Tư vấn cách thức và phương thức xác lập quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế để lại;

  • Tư vấn về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;

  • Tư vấn xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo luật;

  • Tư vấn về thời hiệu thừa kế

Tư vấn pháp luật thừa kế, phân chia tài sản thừa kế theo di chúc, chia tài sản thừa kế theo pháp luật

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật

  • Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật

  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

  • Tư vấn phân chia di chúc; sửa đổi, thay thế và gửi giữ di chúc theo quy định của pháp luật

Tư vấn pháp luật thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

  • Tư vấn viết biên bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế mới nhất

  • Tư vấn về quyền phân chia di sản, từ chối nhận di sản, tặng cho di sản...

Tư vấn pháp luật thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Tư vấn nội dung, thủ tục và thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan tài sản thừa kế

  • Tư vấn tranh chấp liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;

  • Tư vấn tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;

  • Tư vấn tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

  • Tư vấn tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;

  • Tư vấn tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;

  • Tư vấn các tranh chấp liên quan đến vấn đề lập di chúc chung của vợ chồng;

  • Tư vấn tranh chấp liên quan hiệu lực pháp luật của di chúc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí