KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA LHLEGAL
Xem vụ việc tại đây Xem vụ việc tại đây
Xem vụ việc tại đây Xem vụ việc tại đây
Click ngay để xem thêm các vụ việc LHLegal giải quyết
Khi xảy ra các vấn đề pháp lý về thừa kế như tranh chấp, khai lập di sản thừa kế, thừa kế có yếu tố nước ngoài,... thì bạn nên tìm đến luật sư tranh chấp thừa kế giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm để giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Để giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về thừa kế cũng như các hướng giải quyết, vai trò luật sư,... LHLegal xin trình bày cụ thể ngay sau đây.
Thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự thì thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống. Trong đó, tài sản để lại được gọi là di sản.
Thừa kế được chia thành 02 hình thức cụ thể:
-
Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
-
Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Tư vấn thừa kế theo di chúc
Điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp
Bộ luật dân sự 2015 quy định: Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều về: Chủ thể lập di chúc; Nội dung của di chúc; Hình thức di chúc.
Cụ thể:
-
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực; (Điều 625 Bộ luật dân sự 2015)
-
Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
-
Về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (Điều 649 Bộ luật dân dự 2015)
Để được xem là hợp pháp di chúc phải được lập thành văn bản
Thừa kế không phụ thuộc di chúc
Mặc dù không có tên trong di chúc, nhưng theo pháp luật quy định, một số cá nhân vẫn được hưởng một phần di sản của người lập di chúc. Đây được xem là thừa kế không phụ thuộc vào di chúc hay còn còn là thừa kế theo pháp luật.
Cụ thể, điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó gồm:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Tư vấn thừa kế theo quy định của pháp luật
Các hàng thừa kế
Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
-
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại. Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
-
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.
-
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Dựa theo quy định tại Khoản 1, Điều 651 của Bộ luật Dân sự 2015 những người thừa kế được chia theo 3 hàng thừa kế
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế thế vị
Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thừa kế thế vị như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thừa kế giữa cha, mẹ, con nuôi
Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định như thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị.
Thừa kế giữa vợ và chồng
Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
Hướng giải quyết tranh chấp thừa kế
Tranh chấp về thừa kế là tranh chấp khá phổ biến vì nó có liên quan trực tiếp đến lợi ích giữa những người có quyền thừa kế. Tuy nhiên việc giải quyết tranh chấp thừa kế lại rất phức tạp xét cả tình, lẫn lý. Hiện nay có các hướng giải quyết tranh chấp thừa kế như sau:
Thương lượng để giải quyết tranh chấp thừa kế
Đây là cách giải quyết mà sẽ không có sự can thiệp của bên thứ 3. Theo đó, các bên liên quan tự thỏa thuận với nhau để đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện nay, pháp luật không quy định về thủ tục thực hiện đối với cách giải quyết này.
Các bên liên quan có thể tự thỏa thuận để đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế
Hòa giải
Hòa giải thông thường được thực hiện tại tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, UBND sẽ giúp đưa ra phương án giải quyết tranh chấp cho các bên liên quan.
Khởi kiện
Để khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế, trước hết cần xác định những ai có quyền hưởng di sản thừa kế. Theo quy định, có hai hình thức thừa kế là: Thừa kế theo di chúc, và thừa kế theo pháp luật.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là:
30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.
Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự 2015
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế thì thuộc thẩm quyền của Toà án. Phần này được quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Tại Điều 35, Điều 38 BLTTDS năm 2015 cũng quy định thêm những tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện, trừ trường hợp đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
Khi nào cần tư vấn luật thừa kế?
-
Cần hiểu biết hơn về quyền thừa kế của tất cả các thành viên trong gia đình
-
Khi muốn lập di chúc nhưng không biết hình thức và nội dung như thế nào mới đúng pháp luật
-
Muốn xác định tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế theo quy định pháp luật
-
Muốn tư vấn vì người thân mất nhưng không để lại di chúc
-
Di chúc đã lập nhưng không có hiệu lực không biết xử lý sao
-
Muốn từ chối nhận di sản, tài sản thừa kế nhưng không biết trình tự thực hiện ra sao
-
Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế theo quy định pháp luật.
-
Khi có tranh chấp về phân chia di sản thừa kế
-
Và nhiều vấn đề pháp lý khác phát sinh trong từng trường hợp cụ thể của từng khách hàng
Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế nhanh
Luật sư LHLegal - Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế nhanh
Tư vấn thủ tục lập di chúc đơn giản, nhanh chóng
-
Tư vấn hình thức và cách lập di chúc đúng luật;
-
Tư vấn các nội dung bắt buộc phải có trong di chúc theo luật định;
-
Thủ tục để làm di chúc theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế;
-
Tư vấn cách lập di chúc chung của vợ chồng;
-
Tư vấn cách lập di chúc để lại tài sản không đồng đều cho các con
-
Tư vấn xử lý tài sản và phân chia tài sản cho từng người thừa kế
-
Tư vấn cách huỷ bỏ di chúc
-
Tư vấn sửa đổi, bổ sung nội dung trong di chúc
LHLegal chuyên tư vấn các thủ tục lập di chúc đơn giản và nhanh chóng
Tư vấn thừa kế tài sản, thừa kế di sản
-
Xác định tính hợp pháp của tài sản, di sản thừa kế;
-
Tư vấn cách phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc;
-
Hướng dẫn trình tự, thủ tục khai nhận di sản, từ chối nhận di sản, tài sản thừa kế;
-
Tư vấn cách xác định hàng thừa kế theo pháp luật;
-
Tư vấn thời hiệu phân chia di sản thừa kế;
-
Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế;
-
Tư vấn các vấn đề liên quan đến chia di sản, tài sản thừa kế có tính đặc thù liên quan đến sự điều chỉnh của những lĩnh vực pháp luật liên quan khác như lĩnh vực doanh nghiệp, lĩnh vực pháp luật đất đai nhà ở và bất động sản khác.
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế
-
Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền hưởng thừa kế theo di chúc;
-
Giải quyết tranh chấp về xác định hàng thừa kế để chia thừa kế;
-
Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
-
Đại diện khách hàng tiến hành đàm phán, hoà giải, thương lượng chia thừa kế;
-
Hướng dẫn quy trình, thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp;
-
Trực tiếp tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.
-
Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc hoặc theo pháp luật liên quan đến di sản thừa kế là tài sản có tính đặc thù liên quan đến sự điều chỉnh của những lĩnh vực pháp luật liên quan khác như lĩnh vực doanh nghiệp, lĩnh vực pháp luật đất đai nhà ở và bất động sản khác.
Liên hệ luật sư chuyên tư vấn về thừa kế
Trên đây là các quy định cơ bản về pháp luật thừa kế. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ gì đừng ngần ngại liên hệ với luật sư thừa kế giỏi LHLegal thông qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Thủ tục lập di chúc 2024 theo quy định của pháp luật hiện hành (08.08.2022)
Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất (24.07.2023)
Trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc (19.06.2019)
Thừa kế theo pháp luật (10.06.2019)
Hướng dẫn chia thừa kế theo pháp luật (16.06.2022)