logo
HotlineTổng đài tư vấn pháp luật: 1900 2929 01
HotlineHotline đặt lịch hẹn: 0903796830
EmailEmail: hoa.le@luatsulh.com

Người nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất không?

Người nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất không? LHLegal sẽ giải đáp khúc mắc pháp lý này qua bài viết dưới đây.

    Người nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất không?

    Câu hỏi:

    Chào Luật sư, tôi có em gái định cư đã lâu ở nước ngoài và trở thành người có quốc tịch nước ngoài. Nay ba mẹ tôi để lại di sản thừa kế quyền sử dụng đất cho tôi và em gái. Vậy em gái tôi là người có quốc tịch nước ngoài thì có được thừa kế quyền sử dụng đất không? Cảm ơn luật sư.

    Nội dung tư vấn:

    Xin chào anh/chị, cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật LHLegal. Trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

    Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài như thế nào?

    Thừa kế có yếu tố nước ngoài được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại khoản 1 Điều 680: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.”

    Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Quan hệ thừa kế theo di chúc được đặt ra trong trường hợp người chết để lại di chúc và di chúc đó là hợp pháp.

    Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được căn cứ vào các yếu tố sau:

    • Các bên tham gia quan hệ thừa kế (có thể một hoặc hai bên) là người nước ngoài; pháp nhân nước ngoài;

    • Đối tượng của quan hệ thừa kế là di sản ở nước ngoài;

    • Sự kiện pháp lý làm phát sinh; thay đổi; chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài; theo pháp luật nước ngoài.

    Các quy định về nội dung của di chúc, thời điểm mở thừa kế,... được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Trường hợp thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài về các nội dung trên được pháp luật quy định tương tự như quy định thừa kế theo di chúc mà người thừa kế có quốc tịch Việt Nam.

    Trường hợp nào người nước ngoài được hưởng thừa kế di sản?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 thì:

    “3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

    a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

    b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

    c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.”

    Người nước ngoài không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ

    Người nước ngoài không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ

    Từ quy định trên của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Họ chỉ được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Nói cách khác, người nước ngoài được hưởng giá trị của tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Giá trị của quyền sử dụng đất được quy thành tiền và không được nhận bằng hiện vật là quyền sử dụng đất.

    Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một số hình thức nhất định.

    Như vậy, người nước ngoài được hưởng thừa kế di sản theo di chúc tài sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà người nước ngoài được nhận thừa kế hoặc được nhận giá trị thừa kế.

    Xem thêm: Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế không?

    Người nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam?

    Người nước ngoài chỉ được thừa kế nhà ở thương mại tại Việt Nam bao gồm: Căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

    Nội dung này được quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014:

    “1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

    Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

    Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

    2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

    Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

    Để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài có thể đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam

    Để sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài có thể đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam

    Điều kiện để người nước ngoài hưởng nhà đất tại Việt Nam

    Dựa theo Điều 161 Luật Nhà ở 2014, những cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

    “Cá nhân nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

    Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam. (Theo khoản 1, Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP).

    Cá nhân nước ngoài chỉ được nhận thừa kế và sở hữu nhà trong giới hạn pháp luật cho phép, cụ thể:

    • Đối với nhà chung cư, cá nhân nước ngoài chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.

    • Đối với nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.

    Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà cá nhân nước ngoài được nhận thừa kế và sở hữu.

    Trường hợp cá nhân nước ngoài được nhận thừa kế nhà ở vượt quá số lượng nhà ở quy định trên thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.”

    Trường hợp người nước ngoài hưởng giá trị di sản?

    Người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của tài sản thông qua việc cho tặng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác đủ điều kiện theo quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều 186 Luật đất đai năm 2013 như sau:

    • Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

    • Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

    • Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính”

    Dịch vụ Luật sư giỏi giải quyết thừa kế

    Dịch vụ Luật sư giỏi giải quyết thừa kế

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề “Người nước ngoài có được thừa kế quyền sử dụng đất không?” mà Công ty Luật TNHH LHLegal gửi đến anh/chị. Nếu có  bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:

    Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:

    Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

    Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

    Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

    Website: https://luatsulh.com/

    Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

    Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

    Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

    Website: https://luatsulh.com/

    Facebook: Luật sư LHLegal

    Youtube: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

    Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

    Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

    Chia sẻ:
    Người đăng: LHLegal Nha Trang
    Facebook chat