>>> Chế ảnh để bôi nhọ người khác trên facebook có bị xử phạt?
>>> Đăng tải video làm nhục người khác có bị xử lý hình sự?
Bêu xấu trên mạng (hay còn gọi là cyberbullying) là hành vi sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, Zalo, diễn đàn... để đưa tin sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
Hành vi bêu xấu trên mạng thường diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
Đăng bài xúc phạm, vu khống với nội dung sai lệch: Ví dụ, một bài đăng vu khống rằng người bị bêu xấu đã làm việc phi pháp mà không có bất kỳ bằng chứng nào.
Chia sẻ thông tin bịa đặt: Một số cá nhân có thể cố ý tạo ra hoặc lan truyền các tin đồn về đời sống riêng tư, tài chính, hoặc vấn đề pháp lý của nạn nhân mà không được xác minh.
Dùng hình ảnh hoặc thông tin cá nhân không đúng mục đích: Sử dụng hình ảnh của người khác để chế giễu hoặc đăng tải thông tin sai sự thật nhằm hạ bệ uy tín.
Chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm mà không được sự đồng ý.
Sử dụng hình ảnh chỉnh sửa, cắt ghép để gây hiểu lầm.
Tung tin đồn không có căn cứ gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự.
Tại Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“1. Cản trở hoạt động hợp pháp hoặc hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; cản trở bất hợp pháp hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia; phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin, phá hoại thông tin trên môi trường mạng.
2. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:
a) Chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
3. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; sản xuất, lưu hành sản phẩm công nghệ thông tin trái pháp luật; giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.”
Theo đó bêu rếu người khác được xem là hành vi vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của công dân và đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Bếu xấu người khác là hành vi vi phạm pháp luật
Tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Theo đó người có hành vi bịa đặt, bêu xấu người khác trên mạng xã hội có ý xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của họ vì bất cứ mục đích gì đều bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng hoặc 20 đến 30 triệu đồng nếu tiết lộ bí mật đời tư người khác. Ngoài ra người vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
Bêu xấu người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt thấp nhất là 10 triệu đồng
Nếu người bêu xấu người khác trên mạng có đủ các yếu tố cấu thành tội vu khống có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung tại Bộ luật Hình sự 2017 quy định về Tội vu khống như sau:
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó tùy vào hành vi của người vi phạm mà bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu hay phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Mức phạt tối đa đối với hành vi này có thể lên đến 07 năm tù, cùng với các hình phạt bổ sung khác như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu bạn là nạn nhân của hành vi bêu xấu trên mạng, hãy làm theo các bước sau:
Thu thập bằng chứng: Hãy chụp lại toàn bộ nội dung vi phạm (bài viết, hình ảnh, video, bình luận) để làm bằng chứng. Đảm bảo rằng các thông tin này còn nguyên vẹn, không bị chỉnh sửa và được lưu trữ an toàn.
Liên hệ yêu cầu gỡ bỏ:Gửi yêu cầu trực tiếp đến người đăng tải nội dung hoặc liên hệ với nền tảng mạng xã hội để yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai lệch. Các nền tảng như Facebook, Instagram hay YouTube đều có cơ chế báo cáo nội dung vi phạm.
Báo cáo cơ quan chức năng: Nếu người bêu xấu không hợp tác hoặc các nền tảng không xử lý kịp thời, bạn có thể nộp đơn khiếu nại hoặc tố cáo lên cơ quan chức năng. Công an hoặc các cơ quan thanh tra thông tin truyền thông sẽ tiếp nhận và điều tra vụ việc.
Khởi kiện ra tòa: Nếu hành vi bêu xấu gây ra thiệt hại nặng nề, bạn có thể khởi kiện ra tòa dân sự yêu cầu bồi thường. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, người gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm phải bồi thường các tổn thất về tinh thần, danh dự cũng như các chi phí liên quan (như chi phí để khôi phục danh dự, chi phí pháp lý...).
Nếu như hành vi bêu xấu gây thiệt hại nặng nề cho mình, bạn có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường
Để tránh trở thành nạn nhân của việc bêu xấu trên mạng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Suy nghĩ trước khi đăng tải: Trước khi đăng bài viết, bình luận hoặc chia sẻ thông tin về người khác, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thông tin chính xác và đã suy nghĩ kỹ về hậu quả của hành động.
Tôn trọng quyền riêng tư của người khác: Không nên xâm phạm đời tư, đăng tải hình ảnh hoặc thông tin cá nhân của người khác mà không có sự đồng ý.
Tránh tham gia vào các vụ việc xúc phạm trực tuyến: Nếu bạn chứng kiến hành vi bêu xấu trên mạng, hãy báo cáo với nền tảng xã hội thay vì tham gia vào việc phát tán thông tin.
Bêu xấu trên mạng không chỉ là hành vi thiếu đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi này có thể phải đối diện với các án phạt hành chính, thậm chí án phạt tù. Bởi vậy, khi sử dụng mạng xã hội, mỗi người cần thận trọng và có trách nhiệm với những gì mình chia sẻ, tránh làm tổn hại đến người khác. Nếu bạn là nạn nhân, đừng ngần ngại sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngoài ra nếu bạn cần sự giúp đỡ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi chẳng may bị bêu xấu trên mạng, hãy liên hệ ngay luật sư bào chữa LHLegal để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01