Lãi suất huy động vốn mà các đối tượng lừa đảo đưa ra thường cao gấp nhiều lần so với lãi suất ngân hàng. Điều này càng khiến nhiều người tò mò và dễ dàng bị dụ dỗ. Vậy làm thế nào để phòng tránh việc dính bẫy huy động vốn lãi suất cao? Hãy cùng LHLegal tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
GFDI là Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI được Sở KH-ĐT TP.Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 17/5/2018 với vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư (không bao gồm hoạt động đầu tư chứng khoán).
Công ty giới thiệu 6 lĩnh vực đầu tư, trong đó đưa ra nhiều dự án để tạo lòng tin với khách hàng, đưa ra thông tin gian dối rằng cam kết sử dụng tiền vay của khách hàng để đầu tư các dự án, cam kết dự án có khả năng sinh lời cao và trả tiền vay đầy đủ gốc lẫn lãi. Mức lãi suất công ty đưa ra cũng cao hơn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng như gói 1 tháng (lãi suất 1,5 - 2%/tháng), 3 tháng (lãi suất 2,5/tháng), 6 tháng (lãi suất 3%/tháng), từ 9 tháng trở lên (lãi suất 3,5%/tháng). Do đó, từ tháng 5/2018 đến nay Nguyễn Quang Hoàng (Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI) và đồng phạm đã vay được của 7.541 khách hàng với tổng số tiền nợ gốc hơn 3.700 tỷ đồng.
Từ tháng 5/2018 đến nay, Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI huy động vốn bằng hình thức ký hợp đồng vay tiền của khách hàng.
Từ tháng 11/2023, hoạt động kinh doanh của Công ty GFDI thua lỗ, mất khả năng trả gốc và lãi cho khách hàng. Tuy nhiên, công ty này vẫn tiếp tục huy động vốn nhưng không đầu tư dự án như cam kết mà sử dụng tiền vay của người sau trả cho người trước, dẫn đến vỡ nợ số tiền ngày càng lớn.
Công ty đã tạm ngừng giao dịch trên hệ thống, đồng thời gửi tâm thư về tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và thực trạng nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch nói riêng, nên 6 mảng đầu tư là nguồn thu lợi chính của GFDI (gồm quản lý vốn, F&B, sản xuất hàng tiêu dùng và thương mại, G-Media, kinh doanh và phân phối bất động sản, thể thao điện tử) đã không còn mang lại lợi nhuận như kỳ vọng. Do đó, Công ty GFDI "đang rà soát, tái thẩm định, tạm dừng những dự án đầu tư không còn khả năng sinh lợi để đảm bảo quản lý nguồn vốn của khách hàng", đồng thời từ ngày 5/11 chậm chi trả lãi.
Hiện các lãnh đạo công ty đang bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.
Nguyễn Quang Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty GFDI bị khởi tố, bắt tạm giam
Hứa hẹn lợi nhuận, lãi cao hơn nhiều so với ngân hàng trong thời gian ngắn mà không giải thích rõ về cách thức hoạt động hoặc rủi ro.
Cung cấp thông tin thiếu minh bạch: Các công ty, tổ chức hoặc cá nhân lừa đảo thường cung cấp thông tin mơ hồ, không rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ, hoặc chiến lược đầu tư. Các đối tượng lừa đảo thường đưa ra nhiều lý do từ chối hoặc gây khó khăn khi khách hàng yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động công ty hoặc sản phẩm tài chính.
Yêu cầu Khách hàng chuyển tiền trước: Các đối tượng lừa đảo thường yêu cầu khách hàng chuyển tiền trước khi nhận được bất kỳ dịch vụ hay sản phẩm nào, thông thường các đối tượng sẽ tạo ra sự cấp bách để chúng ta chuyển tiền ngay, tạo cảm giác sợ bỏ lỡ cơ hội, đánh mạnh vào lòng tham của chúng ta, chẳng hạn như yêu cầu thanh toán "phí xử lý" hoặc "phí bảo hiểm" để có cơ hội nhận được một khoản lợi nhuận lớn hơn.
Cung cấp thông tin hoặc tài liệu giả mạo: Các đối tượng lừa đảo thường cung cấp các tài liệu, chứng từ hoặc báo cáo tài chính giả mạo để tạo niềm tin với chúng ta. Những tài liệu này có thể trông hợp lý, nhưng thường thiếu sự chứng thực hoặc không được kiểm toán bởi các tổ chức uy tín.
Giao dịch qua kênh không chính thống: Lừa đảo tài chính thường diễn ra qua các kênh giao dịch không chính thức, như các trang web không đáng tin cậy, ứng dụng không rõ nguồn gốc, hoặc qua mạng xã hội.
Có các dấu hiệu lạ khi rút tiền: Các tổ chức tài chính giả mạo có thể yêu cầu bạn phải hoàn thành một số bước phức tạp hoặc thanh toán thêm các khoản phí không rõ ràng trước khi bạn có thể rút tiền.
Các tổ chức tài chính giả sẽ yêu cầu bị hại phải hoàn thành các bước phức tạp nhằm chiếm đoạt tài sản
Mô hình của GFDI là mô hình huy động vốn thông qua hợp đồng vay tài sản, vay của người sau trả cho người trước, không có nguồn thu bền vững từ hoạt động đầu tư, kinh doanh thực tế. Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất trong hợp đồng vay do các bên thỏa thuận, không quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trong trường hợp của GFDI, lãi suất GFDI đưa ra cao hơn nhiều so với quy định này. Đây là dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật.
Việc GFDI đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng cũng là dấu hiệu đáng nghi ngờ và đặt ra câu hỏi. Vì nếu GFDI là công ty hoạt động kinh doanh ổn định, có lợi nhuận cao và đảm bảo duy trì trong dài hạn thì tại sao GFDI không huy động vốn bằng cách vay ngân hàng thay vì vay của người dân để phải trả mức lãi suất cao như vậy.
Hành vi của công ty GFDI có thể được xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 vì công ty này đã đưa ra thông tin gian dối rằng cam kết sử dụng tiền vay của khách hàng để đầu tư các dự án, cam kết dự án có khả năng sinh lời cao và trả đầy đủ gốc lẫn lãi. Trong khi đó, các dự án mà GFDI đưa ra đều là những dự án “ma”, không tồn tại trên thực tế. Đây là mô hình có dấu hiệu lạm dụng lòng tin của người dân, đầu tư không an toàn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngoài ra, nếu công ty không có hoạt động kinh doanh trên thực tế, biết rõ mô hình kinh doanh của mình không bền vững và không có đủ khả năng chi trả trong dài hạn mà vẫn huy động vốn từ người dân, đây cũng được xem là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để phòng tránh bẫy huy động vốn lãi suất cao, người dân cần phải:
Tìm hiểu đầy đủ, kỹ càng thông tin về các dự án đầu tư, các tổ chức huy động vốn trước khi đầu tư.
Trước khi đầu tư, các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ càng về các giấy tờ pháp lý như giấy phép thành lập và hoạt động, ngành nghề kinh doanh,...Tuy nhiên, kẻ lừa đảo có thể làm giả các giấy tờ này. Vì vậy, để tránh bị lừa, người dân có thể nhờ chuyên gia kiểm tra pháp lý, đánh giá những rủi ro trước khi đầu tư rồi đưa ra quyết định có đầu tư hay không. Đây là việc làm rất quan trọng nên chúng ta phải thực hiện kỹ để trở thành nạn nhân trong những vụ lừa đảo huy động vốn.
Cảnh giác trước các cam kết lợi nhuận rất cao và trả thưởng khủng so với thị trường.
Người dân không nên thấy lãi suất hoặc thưởng khủng mà ham nên vội đầu tư, phải tìm hiểu kỹ vì lợi nhuận cao chỉ là chiêu trò để thu hút nhà đầu tư trong thời gian ngắn hạn, trong khi các hoạt động kinh doanh thực sự không tạo ra đủ giá trị để duy trì cam kết đó lâu dài. Các cam kết lợi nhuận cao và trả thưởng lớn có thể là dấu hiệu của các hoạt động lừa đảo hoặc mô hình Ponzi (mô hình lấy tiền của nhà đầu tư mới để trả lợi nhuận cho nhà đầu tư cũ thay vì từ lợi nhuận thực tế của các khoản đầu tư). Khi dòng tiền đầu tư mới ngừng chảy, hệ thống sẽ sụp đổ ngay và những người tham gia cuối cùng sẽ mất tiền.
Thứ ba, có những biện pháp theo dõi, giám sát, kiểm chứng mục đích sử dụng của nguồn tiền đã góp vốn.
Để đảm bảo nguồn tiền đầu tư được sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro cho bản thân, các nhà đầu tư cần có những biện pháp theo dõi, giám sát và kiểm chứng mục đích sử dụng của nguồn tiền đã góp vốn. Nhờ đó nhà đầu tư có thể phát hiện sớm các dấu hiệu phạm tội của tổ chức nhận đầu tư, tổ chức huy động vốn để có các phương án thu hồi tiền đã đầu tư sớm nhất, giảm thiểu rủi ro cho bản thân.
Cuối năm 2018, Phạm Thị Thanh Huệ (sinh năm 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) đã đưa ra thông tin gian dối về việc bản thân ký được hợp đồng đại lý mua hàng hoá là bình nóng lạnh, téc nước, ống nhựa…trị giá từ vài chục triệu đồng đến gần 30 tỷ đồng của Tập Đoàn Tân Á Đại Thành và được chiết khấu phần trăm cao và đề nghị bà T.T.Y góp vốn để nhập hàng, sau khi bán sẽ chia lợi nhuận cho bà T.T.Y. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2020, bà T.T.Y và người thân trong gia đình đã nhiều lần chuyển tiền cho Huệ. Huệ đã sử dụng số tiền nhận được để chi tiêu cá nhân và một phần trả lãi cho bà T.T.Y với lý do trả lãi suất. Bà Y gửi đơn tố giác Huệ về tội lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 5 tỷ đồng.
Với thủ đoạn tương tự, Huệ đã bị chị N.T.Đ, ông B.V.B trú tại huyện Hải Hà, Quảng Ninh tố giác vì lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Ngày 3/5/2024, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với Phạm Thị Thanh Huệ để điều tra về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động tiền góp vốn.
Khi đối mặt với những lời mời gọi đầu tư hấp dẫn và lãi suất cao bất thường, hãy luôn tỉnh táo và cảnh giác. Hàng ngàn người đã phải trả giá đắt vì những bẫy huy động vốn, nhưng bạn có thể bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến chuyên gia, và không để lòng tham che mờ lý trí. Bài học lớn nhất là: đầu tư an toàn luôn bắt đầu từ sự hiểu biết và thận trọng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ chúng tôi qua các hình thức sau:
Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01
Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html
Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830
Website: https://luatsulh.com/
Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang
Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:
Website: https://luatsulh.com/
Facebook: Luật sư LHLegal
Youtube: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)
Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal
Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự
Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 1900 2929 01
Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang
Điện thoại: 1900 2929 01