Vì sao Đàm Vĩnh Hưng, Vy Oanh, Thuỷ Tiên phải là bị hại trong vụ bà Nguyễn Phương Hằng?

Trong chừng mực của người hiểu biết về pháp luật tố tụng hình sự, tôi cho rằng các yêu cầu của các Luật sư đồng nghiệp là khá quan trọng, vì tư cách tố tụng khác nhau cũng dẫn đến quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đó cũng khác nhau trong từng vụ án.

Định nghĩa về bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

Đầu tiên, về định nghĩa Bị hại và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng được Bộ Luật Tố Tụng Hình sự quy định khác nhau cơ bản tại Điều 62 và Điều 65 Bộ luật này.

Theo đó, Bị hại được xác định là “cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản

Trong khi đó “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”.

Qua định nghĩa này, chúng ta cũng có thể thấy có sự khác nhau căn bản giữa 2 địa vị tố tụng này. Nếu Bị hại được xem là người hoặc tổ chức bị tác động trực tiếp từ hành vi tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra, thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được pháp luật nhấn mạnh ý này.

Xem thêm: Các nguyên tắc xử lý tội phạm trong Bộ luật hình sự 2015

Quyền lợi trong quá trình tham gia tố tụng hình sự

Về mặt quyền lợi trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, Bị hại có thêm nhiều quyền mà Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có, như:

a. Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

b. Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

c. Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;

d. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

e. Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Người bị hại có quyền được tham gia các hoạt động tố tụng

Như vậy, chỉ xét riêng vấn đề về “quyền tố tụng” thì Bị hại đã có nhiều quyền hơn so với Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Trên một góc độ pháp lý thực tiễn khác, quyền lợi của Bị hại luôn luôn đối lập với quyền lợi của Bị cáo, kết quả giải quyết vụ án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhất định nào đó của Bị hại. Giả sử Tòa tuyên Bị cáo bị phạt chung thân và bồi thường cho Bị hại 1 tỷ đồng. Về mặt hình sự, Bị cáo thụ án vì hậu quả gây án trực tiếp với Bị hại. Về mặt dân sự Bị hại “được” 1 tỷ, thì Bị cáo “mất” tương ứng.

Tuy nhiên “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” lại khác, họ có thể là người bị tác động gián tiếp hoặc trực tiếp (nhưng có thể không có chủ đích) bởi hành vi phạm tội của Bị cáo, lúc này quyền lợi của họ sẽ xung đột với Bị cáo. Nhưng cũng có thể Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có trách nhiệm liên đới cùng với Bị cáo bồi thường cho Bị hại, lúc này quyền lợi của họ lại xung đột với Bị hại; hoặc có trường hợp họ có quyền lợi đối lập với cả Bị cáo và Bị hại, đôi khi phải đợi đến khi Tòa tuyên án thì mới xác định chính thức quyền lợi của họ đối lập hay cùng chung với bên nào trong vụ án.

Ví dụ, trong vụ án cố ý gây thương tích, hai nhóm thanh niên nhậu 2 bàn khác nhau trong quán ăn X, xảy ra cãi vã dẫn đến đánh nhau. Kết quả là 1 thanh niên bị gãy tay, tỷ lệ tổn thương cơ thể 25%, 1 thanh niên thì bị rách mắt, vỡ đầu tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%. Còn phía quán ăn thì được xác định nhiều bàn ghế, ly chén bị hư, vỡ với thiệt hại là 10 triệu đồng do các bên ném vào nhau. Trong trường hợp hợp này, 2 nhóm thanh niên kia chắc chắn sẽ có người bị xác định Bị cáo, Bị hại còn chủ quán ăn là người có quyền lợi liên quan. Tòa sẽ phải xác định 2 nhóm thanh niên kia phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ quán thì mới thỏa đáng.

Trong vụ án liên quan đến bà Phương Hằng, việc xác định một cá nhân, tổ chức là Bị hại hay là Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là hết sức quan trọng, bởi như đã phân tích, tư cách khác nhau, quyền lợi trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa cũng hoàn toàn khác nhau. Còn về vấn đề thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội của Bị cáo thì trong giới hạn bài viết này và dựa trên sự tôn trọng công việc của mỗi anh chị Luật sư, tôi xin phép không luận bàn sâu, mà phải để quý anh chị đồng nghiệp bảo vệ cho từng thân chủ của mình.

Bài viết này chỉ là góc nhìn nhỏ của tôi về một chủ đề hay trong tố tụng hình sự…

SG, 7/9/2023.

Luật sư Lê Nguyên Hòa

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Luật sư giỏi hình sự qua các hình thức sau:

Hotline gặp Luật sư tư vấn trực tiếp: 1900 2929 01

Nhập thông tin đăng ký tư vấn luật tại đây: https://luatsulh.com/dang-ky-tu-van.html

Liên hệ đặt lịch hẹn qua zalo số: 0903 796 830

Website: https://luatsulh.com/

Trụ sở: 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Chi nhánh Nha Trang: 07 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, Thành phố Nha Trang

Theo dõi Công ty Luật LHLegal tại:

Website: https://luatsulh.com/

Facebook: Luật sư LHLegal

Youtube: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hoà: Luật sư Hoà (LHLegal)

Kênh Tiktok Công ty: Luật sư LHLegal

Kênh Tiktok Luật sư Hình sự: Luật sư Hình sự

Trụ sở

Số 288 B7 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

Điện thoại: 1900 2929 01

Chi nhánh Nha Trang

Số 7 Bế Văn Đàn, Phường Phước Long, TP. Nha Trang

Điện thoại: 1900 2929 01

Đăng ký tư vấn Tính án phí